Việt Nam đã sẵn sàng chuyển đổi số hậu COVID-19 chưa?

Việt Nam đã sẵn sàng chuyển đổi số hậu COVID-19 chưa?

Theo chuyên gia nghiên cứu từ Đại học RMIT (Việt Nam), những công nghệ dự phần trong công cuộc chuyển đổi số cũng là công cụ hữu hiệu mà Chính phủ Việt Nam đang sử dụng trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

news-is-vietnam-ready-for-a-digital-transformation-after-covid-19-image-1 Tiến sĩ Abbott J. Haron, Chủ nhiệm bộ môn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Cấp quản lý) tại RMIT, chia sẻ rằng công nghệ là công cụ hữu hiệu mà Chính phủ Việt Nam đang sử dụng trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

Tiến sĩ Abbott J. Haron, Chủ nhiệm bộ môn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Cấp quản lý) tại RMIT, chia sẻ rằng tình huống hiện nay là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự chuyển mình trong vận hành chính phủ cũng như kỹ thuật số mạng xã hội ở Việt Nam.

Ông cho biết: “Cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến cả thế giới rúng động đến tận gốc rễ. Tuy tình huống có vẻ ảm đạm, nhưng Việt Nam lại là một trong vài quốc gia trên thế giới có tỉ lệ nhiễm khá thấp. Chính phủ đã huy động hàng loạt công nghệ vào việc theo dõi và phòng tránh việc phát tán virus, và người dân cũng đã thích nghi với thời gian kỷ lục”. 

Chuyển đổi số là tập trung vào chuyển đổi và tích hợp mọi thành phần vào chuỗi giá trị và mạng lưới kỹ thuật số. Quá trình này bao hàm trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật, trao đổi dữ liệu, và robot học đưa vào giải pháp nano hay công nghệ sinh học”.

Tiến sĩ Haron còn chỉ ra rằng máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, xe ô tô tự lái, máy in 3D và công nghệ nano sẽ chuyển đổi và đưa các nền kinh tế vào tương lai, “tuy nhiên, các trường học châu Á chưa có chiến lược đầy đủ tại chỗ để chuẩn bị cho điều này”.

“Năm 2016, ít hơn ¼ tổ chức giáo dục ở châu Á có kế hoạch kỹ thuật số chuẩn bị sẵn. Hơn nửa trong số đó (53%) đang phát triển một chính sách đặc biệt và 24% có chiến lược nửa vời hay hoàn toàn không có. Không may là Việt Nam lại thuộc nhóm 24% có chiến lược nửa vời hay hoàn toàn không có”, ông nói.

“Tuy nhiên, nhờ chiến lược lãnh đạo cấp tiến, sáng kiến chuyển đổi số của Việt Nam đã tăng tốc mạnh mẽ từ sau đó, khi các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ tiền vào và các tập đoàn đa quốc gia cũng chuyển bộ máy sang Việt Nam để tận dụng lợi thế của lực lượng lao động tràn đầy nhiệt huyết tại đây”.

Nhờ đó, con số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đơn vị tận dụng tối đa những công nghệ và sáng kiến mới nhất để có thể có chỗ đứng trong hệ sinh thái mới, đã tăng lên hết sức ấn tượng. 

Tiến sĩ Haron chia sẻ rằng, “khối tư nhân và quốc doanh ở Việt Nam xem chuyển đổi số là một cuộc cách mạng quan trọng. Cả hai khối này đều bắt đầu chuẩn bị, hy vọng rằng chuyển đổi số sẽ trở thành công cụ để Việt Nam thoát khỏi những thách thức mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Điều này có thể có khả năng giúp Việt Nam qua mặt các quốc gia phát triển bằng cách nâng cao kỹ năng cho lực lượng dân số trẻ và giàu tinh thần khởi nghiệp của nước này”.

news-is-vietnam-ready-for-a-digital-transformation-after-covid-19-image-2 Giáo dục bậc cao giữ vai trò đầu tàu trong thúc đẩy ứng dụng những công nghệ mới nhất.

Giáo dục bậc cao ở Việt Nam là một trong những ngành đầu tiên tận dụng những công nghệ mới nhất trong thời gian kỷ lục để thích ứng với hiện tượng mới này.

Theo một bài báo trên trang Xếp hạng các trường đại học trên thế giới, giáo dục trực tuyến đang nở rộ ở nhiều quốc gia châu Á và Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi này. 

“Các ngành khác đang học hỏi những bài học giá trị từ những trường như Đại học RMIT”, ông nói. “Nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao, như chuyên gia kỹ thuật, ngày càng tăng. Đổi mới sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ sẽ không chỉ nâng cao năng lực cho người lao động và thúc đẩy hiệu suất lao động, mà sẽ còn tăng thu nhập cho từng hộ gia đình cũng như tổng thu nhập quốc gia.

Những trường đại học có thứ hạng cao như RMIT Việt Nam sẽ có thể đem đến cho sinh viên theo học tại trường những công cụ để thích ứng và đổi mới sáng tạo trên hành trình cuộc sống của riêng họ. 

“Sinh viên RMIT Việt Nam được đào tạo trở thành những người biết tư duy phản biện nhờ phương pháp học và đánh giá kết quả từ thực tế”, Tiến sĩ Haron chia sẻ. “Tuy nhiên, vẫn có các khoá học ngắn hạn, đào tạo nghề và các chứng chỉ ngắn hạn theo nhóm kỹ năng cho nhân viên thời vụ và cho những ai chưa bước chân vào thị trường lao động”.

“Phải dành đúng ưu tiên cho đúng ngành nghề, đặc biệt là những ngành trong các khu công nghệ cao cũng như giáo dục để bắt đầu chuyển hướng đến chuyển đổi số. Cần chọn những ngành này thật cẩn thận để đưa vào các dự án thí điểm. Những trường hợp thành công hay thất bại phải được dùng làm nền tảng để thiết lập chiến lược chuyển đổi số quốc gia”.

Bài: Hoàng Hà

  • Nghiên cứu
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan