Phó Giáo sư Phạm Công Hiệp hiện là Phó Trưởng Khoa phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới tại Khoa Kinh doanh RMIT Việt Nam và đồng lãnh đạo Trung tâm CBET. Trước đây, ông chủ nhiệm Nhóm bộ môn Đổi mới kinh doanh và Trung tâm nghiên cứu & đổi mới an toàn thông tin tại Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm quản lý an toàn thông tin, chuỗi cung ứng và các công nghệ kinh doanh. Ông đã nhận được các khoản tài trợ lớn từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng trọng yếu tại Việt Nam và là thành viên ban biên tập của Tạp chí An ninh Thông tin & Máy tính.
Phó Giáo sư Nguyễn Thanh Bình là đồng lãnh đạo Trung tâm CBET và là một chuyên gia hàng đầu, có tư duy tiên phong trong lĩnh vực kinh tế số và giáo dục số. Ông tập trung nghiên cứu về những tác động của trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, công nghệ thực tế ảo và các công nghệ số khác đối với nền kinh tế và giáo dục. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học hàng đầu về các lĩnh vực nghiên cứu số, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số.
Tiến sĩ Đào Lê Trang Anh là giảng viên ngành Tài chính tại RMIT Việt Nam, Cơ sở Hà Nội. Chuyên môn nghiên cứu của Tiến sĩ Trang Anh bao gồm giảm thiểu biến đổi khí hậu, phát triển tài chính và nghiên cứu khu vực châu Á. Cô đã công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín thuộc nhóm A*/A/Q1. Cô được trao giải thưởng “Research Impact Award – Early Career Academic” của Trường Kinh Doanh – Đại học RMIT năm 2024, và cô nhận giải “Literati Award Winners” cho Bài báo Xuất sắc của Journal of Economic Studies năm 2022. Tiến sĩ Trang Anh hiện là Biên tập viên liên kết của International Journal of Social Economics.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng sở hữu học vị Tiến sĩ Quản lý Vận hành từ Macquarie University, Úc. Tại Đại học RMIT, ông đảm nhận giảng dạy các môn Quản lý Hệ thống Thông tin và Quản lý Logistics và Chuỗi Cung ứng. Lĩnh vực chuyên môn của ông bao gồm ra quyết định, quản lý vận hành và sản xuất, và tính bền vững của chuỗi cung ứng. Các công trình nghiên cứu của ông đã được công bố trên các tạp chí uy tín như Journal of Production Planning and Control, Total Quality Management and Business Excellence, Operations Management Research, Business Strategy and the Environment, Business Process Management Journal, Journal of Cleaner Production và nhiều tạp chí khác.
Tiến sĩ Trương Quang Huy là Trưởng Nhóm Nghiên cứu Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam. Ông có kinh nghiệm quản lý dày dặn, từng giữ các vị trí quan trọng như Quản lý Mua hàng và Kho vận tại Nipro Việt Nam - một công ty sản xuất thiết bị y tế hàng đầu của Nhật Bản. Ông sở hữu học vị Tiến sĩ từ Đại học Kyoto, Nhật Bản, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, rủi ro, chất lượng, tính bền vững và số hóa. Các công trình nghiên cứu của ông được đăng trên các tạp chí khoa học hàng đầu, và ông đã chủ nhiệm nhiều dự án quốc tế tại Nhật Bản, châu Âu và Việt Nam, được tài trợ bởi các tổ chức danh tiếng như Chính phủ Nhật Bản, Ủy ban Châu Âu và các trường đại học lớn trên toàn cầu.
Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy là Giảng viên Cao cấp ngành Tài chính tại Đại học RMIT Việt Nam, sáng lập Trung tâm RMIT FinTech-Crypto và là thành viên thường trực của Hiệp hội Tài chính Hoa Kỳ (American Finance Association). Ông cũng là Trưởng nhóm nghiên cứu lĩnh vực Bền vững khu vực châu Á - Thái Bình Dương của nhóm Công nghệ và Hệ thống Bền vững RMIT. Ông là một trong những học giả tiên phong mang kiến thức về FinTech, tiền điện tử và blockchain đến Đại học RMIT. Ông đã công bố nhiều nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín, bao gồm Energy Economics, Accounting and Finance, International Review of Finance, Economic Modelling, Energy Policy and Applied Economics, cùng nhiều tạp chí khác. Là một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực tài chính bền vững, FinTech, tiền điện tử, định giá tài sản và tài chính thực nghiệm, nghiên cứu của ông kết hợp các lĩnh vực này để góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc (tập trung vào SDG 4, 6, 7, 9, 11 và 13) và xây dựng một thế giới bền vững hơn. Ông cũng là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tài chính bền vững, FinTech và blockchain cho các hoạt động tư vấn, nghiên cứu và hướng dẫn. Ông là diễn giả tại các sự kiện của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đồng thời chia sẻ quan điểm chovới các hãng thông tấn uy tín toàn cầu như AFP, Fortune, Tech in Asia, Nikkei Asia, ThinkChina, FintechNews, Vietnam Investment Review và Vietnam Economic Times. Ông từng làm Giám đốc tài chính cho công ty GreenAnt, một công ty khởi nghiệp công nghệ tập trung vào việc sử dụng các công nghệ như AI và vệ tinh để giải quyết các vấn đề về khí hậu.
Phong Nguyễn có bằng Tiến sĩ Quản lý từ University of New South Wales, Sydney, Úc. Lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề liên quan đến công nghệ blockchain, bao gồm: a) cơ chế và hiệu quả kinh tế về quản trị nền tảng blockchain, b) các yếu tố dự báo sự đổi mới trong lĩnh vực blockchain, và c) triển khai tài sản số và tài chính phi tập trung ở cấp quốc gia. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu các chủ đề trong lĩnh vực quản lý và tâm lý học tổ chức, như quản trị sự thay đổi và khủng hoảng, sự đa dạng trong nhóm làm việc, và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc (ví dụ: sự hài hước, hiện tượng đi làm khi ốm, và các hành vi thiếu văn minh). Các công trình nghiên cứu của ông đã được đăng trên các tạp chí như Journal of Organizational Behavior, Technological Forecasting and Social Change, Journal of Business Research, Human Resource Management Review, Organizational Psychology Review, v.v. Ông từng là Biên tập viên Khách mời cho một tập đặc biệt (special issue) của Journal of Organizational Behavior và hiện là thành viên ban biên tập của Journal of Applied Behavioral Science.
Phó Giáo sư Phạm Công Hiệp hiện là Phó Trưởng Khoa phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới tại Khoa Kinh doanh RMIT Việt Nam và đồng lãnh đạo Trung tâm CBET. Trước đây, ông chủ nhiệm Nhóm bộ môn Đổi mới Kinh doanh và Trung tâm Nghiên cứu & Đổi mới An ninh Mạng tại Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm quản lý an ninh mạng, chuỗi cung ứng và các công nghệ kinh doanh. Ông đã nhận được các khoản tài trợ lớn từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng trọng yếu tại Việt Nam và là thành viên ban biên tập của Tạp chí An ninh Thông tin & Máy tính.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy nhận bằng Tiến sĩ (Hệ thống Thông tin Kinh doanh) và hiện là Quyền Phó Trưởng Nhóm bộ môn Nghiên cứu và Đổi mới tại Khoa Kinh doanh RMIT Việt Nam. Chuyên môn của ông tập trung vào Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS), với các lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm hành vi và quản lý an toàn thông tin, chuyển đổi số, và các công nghệ số mới nổi. Trước vai trò hiện tại, ông từng là Quản lý Chương trình Cấp cao, quản lý 6 chương trình Tiến sĩ trong các lĩnh vực kinh doanh, và Quản lý Chương trình Cấp cao phụ trách Cử nhân Công nghệ Thông tin và Cử nhân Kỹ thuật Phần mềm. Năm 2024, ông được trao danh hiệu Học giả Fulbright U.S. Scholar-in-Residence tại Đại học Gonzaga, Hoa Kỳ. Ông cũng là Đồng sáng lập Chi hội Hệ thống Thông tin Việt Nam (VAIS), góp phần thúc đẩy mạng lưới nghiên cứu và ứng dụng MIS tại Việt Nam.
Tiến sĩ Santiago Velasquez hiện đang đảm nhiệm vị trí Phó chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ (Quản trị), sở hữu hơn 15 năm kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực tư vấn lâm nghiệp và học thuật. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm chuyển đổi số và kế toán quản trị, với học vị Tiến sĩ về kế toán quản trị. Tiến sĩ Santiago có kinh nghiệm dày dặn trong giảng dạy và thực tiễn tại nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh, châu Âu và Đông Nam Á, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế và quản lý các dự án chiến lược.
Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh hiện là giảng viên cao cấp chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế, có bề dày thành tích trong nghiên cứu và hợp tác với doanh nghiệp. TS. Oanh từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng như Quản lý Đào tạo và Giám đốc Vận hành tại các doanh nghiệp lớn. Kinh nghiệm nghiên cứu đa dạng trên nhiều lĩnh vực và quốc gia đã giúp bà xây dựng một hồ sơ nghiên cứu ấn tượng với nhiều công bố trên các tạp chí khoa học uy tín, trong đó có nhiều bài báo xếp hạng A* và A.
Mọi thắc mắc liên quan đến trung tâm, quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua địa chỉ email: tbs.cbet@rmit.edu.vn
Địa chỉ: Cơ sở RMIT Nam Sài Gòn, 702 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh