Gìn giữ di sản văn hóa trong quá trình cải tạo Quận 4

Gìn giữ di sản văn hóa trong quá trình cải tạo Quận 4

Lấy cảm hứng từ những di sản văn hóa của Quận 4 (TP. Hồ Chí Minh), các chuyên gia và sinh viên Đại học RMIT đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp tiếp cận bền vững để phát triển các khu vực ven sông tại đây.

Trong Ngày Thiết kế Ý 2021, một nhóm gồm chuyên gia và sinh viên Đại học RMIT Việt Nam đã trình bày ý tưởng sáng tạo nhằm cải tạo khu vực cảng Quận 4 (TP. Hồ Chí Minh) dựa trên nét đặc thù văn hóa và giá trị địa lý xã hội của khu vực này.

Lấy thông tin từ UNESCO làm nền tảng, nhóm xác định văn hóa là yếu tố thúc đẩy và dẫn tới phát triển kinh tế, môi trường và xã hội bền vững, đồng thời trực tiếp giải quyết Chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam từ năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Một trong những thách thức lớn là phát triển các ý tưởng sáng tạo cho Quận 4 mà không làm mất đi nét gắn kết xã hội đặc trưng của nơi đây. Theo giảng viên Đại học RMIT Việt Nam Tiến sĩ Andrew Stiff, dù cơ hội mới đang đến với vùng đất này nhờ sự can thiệp và đầu tư từ thành phố, nơi đây vẫn duy trì được nét đặc trưng là cộng đồng một nhà và là nơi các gia đình gắn bó mật thiết với nhau.

“Quận 4 - nằm giữa phía Bắc Quận 1 và phía Nam Quận 7 - là quận có diện tích nhỏ nhất TP. Hồ Chí Minh. Khu vực này phát triển song hành cùng thành phố hơn là hoà mình vào tổng thể chung, một phần vì đặc thù cửa ngõ ra vào khiến khách vãng lai thường đi ngang qua thay vì dừng lại và tạo ra những tương tác có ý nghĩa với nơi đây”, Tiến sĩ Stiff nói.

Một thành viên khác của nhóm nghiên cứu và giảng viên Đại học RMIT Việt Nam ông Kenneth Rabin cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào các khu vực cảng ở Quận 4 và tìm cơ hội thử nghiệm các hướng tư duy đô thị khác, có thể dẫn đến các quy trình, sự kiện và nghề nghiệp mà di sản của chúng sẽ là biểu tượng đầy cảm hứng của một khu dân cư bền vững, thành phố gắn kết và cảm giác chân thật về nơi này. Công nghệ thông minh và sự sáng tạo được sử dụng như những công cụ thiết yếu cho sự phát triển bền vững trong tương lai của một khu đô thị đông dân”.

Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, sinh viên RMIT đã phát triển ý tưởng về tương lai cảnh quan Quận 4. Từ lăng kính của các cư dân trẻ, bốn khái niệm - tương ứng với các chủ đề xoay quanh người sáng tạo, thể thao, trải nghiệm văn hóa và di sản nước của thành phố - được khơi nguồn và lấy cảm hứng từ những yếu tố giàu bản sắc văn hóa của Quận 4, đồng thời hỗ trợ các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

news-1-preserve-cultural-heritage-in-urban-regeneration-of-district-4-hcmc Chủ đề Thành phố thể thao gợi ý xây dựng một khu vực đa năng với các hoạt động và cơ sở vật chất sức khỏe thể chất và tinh thần khác nhau, đồng thời thúc đẩy sự bao hàm cho toàn cộng đồng.
news-2-preserve-cultural-heritage-in-urban-regeneration-of-district-4-hcmc Chủ đề Thành phố đi bộ xem xét tiềm năng thiết kế nền kinh tế tuần hoàn và cơ sở hạ tầng dựa trên các hoạt động bền vững cho hoạt động làm vườn, sản xuất lương thực và giao thông trên toàn Quận 4.

Giảng viên RMIT Tiến sĩ Justin Battin nhấn mạnh: "Vì sinh viên sẽ là tương lai của thành phố nên quan trọng là các bạn phải có tiếng nói đóng góp. Trong tương lai, đây sẽ là thành phố của các bạn, vì vậy chúng tôi khuyến khích họ phát triển những ý tưởng mà họ muốn thấy vì tiến bộ của mọi người trong cộng đồng”.

Bạn Võ Đoàn Thảo Nguyên, sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học RMIT Việt Nam, cho biết: “Tham gia vào dự án này là một trải nghiệm mở rộng tầm mắt khiến tôi thấy yêu thành phố mình hơn. Tôi học được cách nhìn nhận sâu hơn một chút vào các hoạt động mang lại sức sống cho mỗi quận và suy ngẫm về cách chúng ta có thể bảo tồn chúng một cách có ý nghĩa”.

Bài: Nguyễn Diệu Hương

  • Nghiên cứu
  • Phát triển bền vững
  • Dự án sinh viên

Tin tức liên quan