Di sản vẽ tay nghệ thuật chữ viết Hà Nội được trưng bày tại RMIT

Di sản vẽ tay nghệ thuật chữ viết Hà Nội được trưng bày tại RMIT

Giữa dòng phát triển hối hả của thành phố, một nhà nghiên cứu cùng nhóm của mình đã xem việc lưu giữ và bảo tồn một nghệ thuật đang dần lụi tàn ở Hà Nội là nhiệm vụ của mình.

Ông Simon Richards, nhiếp ảnh gia và giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, tự thấy có trách nhiệm phải lưu trữ lại hình ảnh của nghệ thuật chữ viết và những bảng hiệu vẽ tay ẩn mình trong những con ngõ nhỏ tại quận Hoàn Kiếm, khu vực giàu di sản văn hóa và lịch sử của Hà Nội.

Ông Simon Richards, giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, bên những bảng hiệu vẽ tay ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) mà ông cùng nhóm của mình đã chụp lại. Ông Simon Richards, giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, bên những bảng hiệu vẽ tay ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) mà ông cùng nhóm của mình đã chụp lại.

Là một khu vực buôn bán cũ, quận Hoàn Kiếm vẫn còn níu giữ quá khứ với những con ngõ nhỏ cùng những cửa tiệm có mặt tiền bé xíu, cũng như các khu chợ sầm uất, nhộn nhịp.

Ông Richards chia sẻ rằng, “người Hà Nội rất tự hào về di sản của mình; khu vực Hoàn Kiếm được bảo vệ bởi một nhóm đặc biệt có tên gọi Di sản Hà Nội gồm các nhà quy hoạch đô thị, kiến trúc sư và những gia đình sống trong khu vực này”.

Ông môi tả khu vực này như “một bảo tàng di động thật sự, kéo dài từ phố này sang phố khác, phô bày lịch sử Việt Nam cho mọi người cùng thưởng lãm” và chia sẻ về khó khăn khi tìm kiếm những bảng hiệu vẽ tay ẩn dấu trong khu phố cổ ồn ào nhộn nhịp này.

“Ban đầu, tôi chỉ tìm kiếm những người vẽ bảng hiệu, nhưng khi bắt đầu nói chuyện với họ, tôi và nhóm của mình nhận ra rằng họ còn muốn chia sẻ câu chuyện của mình nữa. Một số bảng hiệu có tuổi đời hơn 70 tuổi, còn số khác có tuổi đời 40 tuổi nhưng nhìn như đã tồn tại cả trăm năm. Vì quận Hoàn Kiếm là trung tâm giao thương cũ nên hội tụ nhiều phong cách nghệ thuật chữ viết khác nhau lấy cảm hứng từ thời Pháp, Trung Quốc, cũng như hỗn hợp những ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau cùng tồn tại, tuy nhiên rất khó thấy vì hầu hết các bảng hiệu này đều đã nhạt phai”.

Qua việc chụp ảnh lại những bảng hiệu và kết nối câu chuyện của họ, ông Richards nhận thấy việc thưởng lãm và trân trọng nghệ thuật này đang được phục hồi từ việc một số tài khoản Instagram có hiện tượng ghi nhận và chia sẻ những bảng hiệu và chữ viết cũ trên khắp Việt Nam.

“Lưu tư liệu là việc quan trọng. Lưu giữ lại lịch sử văn hóa dễ bị mai một giúp người dân nơi đây có được cảm quan về định danh của bản thân cũng như truyền thống qua nghệ thuật chữ viết nơi đô thị”, ông chia sẻ. “Quan tâm chung thì có rồi, chúng ta chỉ phải truyền tải một cách phù hợp”.

Qua nghiên cứu, ông Richards và nhóm của mình đã phát hiện ra có nhiều loại bảng hiệu vẽ tay, từ đẽo khắc gỗ, đến đổ khuôn xi măng, sắt uốn, đến bảng đèn bằng nhựa.

Tiến tới, ông muốn mở rộng nghiên cứu của mình đến TP. Hồ Chí Minh, ngôi nhà của nhiều bảng hiệu vẽ tay và nghệ thuật chữ viết độc đáo đang bị mai một.

“Giai đoạn hai sẽ là giai đoạn trò chuyện cùng các nghệ nhân. Tầm nhìn lâu dài của nghiên cứu là ghi lại những thảo luận của họ về ý nghĩa thật sự của những bảng hiệu này, những thứ không thể nào tìm thấy trong thư viện”.

Nghiên cứu của ông Simon Richards là một phần của triển lãm Dấu ấn thời thời gian đang trưng bày ở Lygon Gallery, nơi cũng đang trưng bày nghiên cứu và tác phẩm của ông Andrew Stiff. Nghiên cứu của ông Simon Richards là một phần của triển lãm Dấu ấn thời thời gian đang trưng bày ở Lygon Gallery, nơi cũng đang trưng bày nghiên cứu và tác phẩm của ông Andrew Stiff.

Nghiên cứu của ông Richards là một phần của triển lãm Dấu ấn thời gian hiện đang được trưng bày ở Lygon Gallery tại cơ sở Nam Sài Gòn RMIT Việt Nam. Dấu ấn thời gian còn trưng bày nghiên cứu và các tác phẩm của ông Andrew Stiff – tập trung tìm hiểu về chuyển động và không gian trong những con hẻm ở quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

Trong thời đại mà ảnh hưởng của sự phát triển và văn hóa toàn cầu đang thống trị, hai dự án nghiên cứu này góp phần ghi nhận và trân trọng những nét độc đáo của văn hóa Việt trong đời thường. Nghiên cứu còn phản ảnh nỗ lực của người dân đô thị trong giữ gìn để không gian sống của họ thật sự là nhà.

Với sự hợp tác của Thư viện RMIT Việt Nam, cả hai nghiên cứu đều được phân loại và xây dựng thành bộ sưu tập. Các ấn phẩm trong bộ sưu tập Nghệ thuật chữ viết ở Việt Nam có thể truy cập trên toàn thế giới.

Bài: Michael Tatarski và Lisa Humphries

  • Nghệ thuật
  • Triển lãm
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan