Nghiên cứu viên RMIT Việt Nam đưa những con hẻm Sài Gòn đến Melbourne

Nghiên cứu viên RMIT Việt Nam đưa những con hẻm Sài Gòn đến Melbourne

Ba nghiên cứu viên RMIT Việt Nam sẽ dẫn dắt người dân Melbourne (Úc) vào những con hẻm Sài Gòn trong buổi triển lãm tại Trung tâm Triển lãm thiết kế thuộc Đại học RMIT Melbourne.

Ba giảng viên Andrew Stiff, Desiree Grunewald và Thierry Bernard sẽ trình bày các khía cạnh nghiên cứu khác nhau về văn hoá hẻm độc đáo của TP. Hồ Chí Minh trong triển lãm Super Tight (tạm dịch: Cực hẹp).

Triển lãm Super Tight tìm hiểu về “nét văn hoá của những không gian chật hẹp khá phổ biến ở các thành phố châu Á và tiềm năng sáng tạo của chúng”. Tại TP. Hồ Chí Minh, “sự chật hẹp” thể hiện qua những con hẻm chằng chịt, ngoằn nghèo, không trật tự, và chúng chính là tiêu điểm nghiên cứu và “nhân vật chính” trong những thước phim tư liệu của ông Stiff.

“Làm thế nào để những thước phim này thể hiện được sự chật hẹp và đông đúc, cũng như cách những không gian này vận hành như những vật phẩm khảo cổ văn hoá độc đáo. Có ý kiến tranh luận rằng, thay vì việc châu Á phát triển hạ tầng dựa trên những nguyên tắc của tây phương, phương Tây cần hoà mình với cách những thành phố châu Á đang phát triển. Có nhiều tranh cãi quanh quan điểm về cách duy nhất tiến tới tương lai một cách bền vững là qua mật độ dày đặc và sự chật hẹp”, ông Stiff cho biết. 

Một trong những thước phim do ông Stiff quay và dựng trong quá trình nghiên cứu những con hẻm ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

Phim tư liệu của ông Stiff sẽ được chiếu tại triển lãm Super Tight trên một màn hình cực lớn, trên nền âm thanh do ông Bernard sắp đặt và những hình ảnh do cô Grunewald chụp.

Cô Grunewald, là giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế và là một người vẽ minh hoạ chuyên nghiệp, dù những gì cô thể hiện trong triển lãm đều là những tác phẩm nhiếp ảnh.

“Hẻm có độ nổi khối và những chất liệu khác nhau, đồ đạc ở khắp nơi, không gian thì rất ẩm thấp, đặt biệt bề mặt nham nhở của các bức tường từ những mảng sơn bong tróc và các miếng dán quảng cáo khác nhau”, cô nói.

“Tôi nghĩ tranh vẽ sẽ không thật sự thể hiện được tính độc đáo của những kết cấu này. Ban đầu, tôi chụp hình làm tư liệu lưu trữ nhưng sau đó tôi bắt đầu dùng chúng, cắt ghép tạo nên nhiều hình ghép ngẫu nhiên hơn”.

Một số tác phẩm của cô Grunewald được trưng bày tại Triển lãm Super Tight. Một số tác phẩm của cô Grunewald được trưng bày tại Triển lãm Super Tight.

Cả hai giảng viên đều cảm thấy hết sức tự hào được đại diện cho RMIT Việt Nam ở Melbourne. Tuy nhiên, điều to tát hơn mà cả hai hướng tới là người dân Việt Nam nhận ra được giá trị của những con hẻm chốn đô thị và nét đặt trưng rất riêng của chúng.

“Lý tưởng nhất là ý tưởng sẽ trở lại Việt Nam và người dân nơi đây bắt đầu trân trọng những không gian này”, cô Grunewald hy vọng. “Tôi nghĩ ở ngoài nước, những không gian này được trân trọng hơn. Hãy nghĩ về cách chúng trở lại, về hiệu ứng khi người ta hỏi về chúng, tìm đến chúng và muốn đến đó. Đây sẽ là điều hết sức thú vị và đẹp đẽ, và có thể sau khi tham quan những con hẻm sẽ khiến người dân nơi đây suy ngẫm về chúng”.

Ông Stiff còn được mời trình bày nghiên cứu của mình với Chính phủ Việt Nam, và với ông đây là một dấu hiệu khả quan. 

Một con hẻm được tái hiện ở Triển lãm Super Tight tại Đại học RMIT Melbourne. Một con hẻm được tái hiện ở Triển lãm Super Tight tại Đại học RMIT Melbourne.

“Họ nói rằng tôi là người duy nhất nghiên cứu lĩnh vực này vì thường những con hẻm không được xem là không gian – những nơi thường chỉ dành cho những người đi làm, vì chúng bẩn thỉu, đầy rẫy ma tuý và giang hồ. Đây là bí ẩn của mọi khu thị tứ cũ kỹ, những điều không hoàn toàn đúng sự thật, nhưng chúng cũng không phải là những không gian được chú trọng lột tả”, ông nói.

“Triển lãm là cơ hội để cho người thưởng lãm biết rằng đây là những nơi đặc biệt. Những nơi như vậy đã không còn tồn tại ở Singapore, và khó tìm thấy ở Luân Đôn vì khắp nơi đều rất hào nhoáng, nên tôi nghĩ ghi dấu lại những không gian này có giá trị văn hoá vô cùng to lớn. Nó có thể không làm gì được gì hoặc có thể giúp sẽ người dân nhận ra rằng họ cần duy trì văn hoá Việt Nam ở những nơi như vậy”.

Bài: Michael Tatarski

  • Nghệ thuật
  • Phim & Video
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan