Khởi nghiệp thành công từ dâu sạch

Khởi nghiệp thành công từ dâu sạch

Với sinh viên Đại học RMIT Việt Nam Ngô Hồng Ngọc, lần ngộ độc phực phẩm nghiêm trọng ở Đà Lạt càng khiến cô quyết tâm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Cô sinh viên ngành Truyền thông (Truyền thông chuyên nghiệp) 22 tuổi, chủ cửa hàng Dâu Méo Đà Lạt đã khởi đầu bằng một trải nghiệm xương máu.

Ngọc chia sẻ: “Tôi lên Đà Lạt tìm nhà cung cấp và nguồn hàng, và đã ăn thử các loại dâu tây khác nhau có giá từ 30.000 đồng đến 300.000 đồng một ký. Sau đó, tôi bị sốt cao, nôn mửa và đau bụng dữ dội trong năm ngày liền. Bác sĩ kết luận rằng tôi bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng do ăn dâu chứa thuốc trừ sâu và chất bảo quản độc hại”.

Trải nghiệm cho Ngọc bài học sâu sắc rằng người tiêu dùng không thể phân biệt được thực phẩm sạch và bẩn chỉ bằng cách nhìn hoặc nếm. An toàn thực hoàn toàn phụ thuộc vào cái tâm của nhà cung cấp.

Sau “tai nạn” này, Ngọc càng quyết tâm cung cấp dâu tươi an toàn cho người tiêu dùng.

Ban đầu, mỗi mình cô bạn thực hiện sứ mệnh của Dâu Méo là mang thực phẩm tươi và an toàn đến tay người tiêu dùng. Cô làm mọi việc từ đàm phán với nhà cung cấp, đến mua hàng, đóng gói, tiếp thị và thậm chí chuyển hàng đến tay người mua.

Lê Hồng Ngọc giới thiệu dâu tươi từ cửa hàng Dâu Méo Đà Lạt. Lê Hồng Ngọc giới thiệu dâu tươi từ cửa hàng Dâu Méo Đà Lạt.

Giờ đây, cửa hàng nhỏ của Ngọc đã có ba nhân viên với doanh thu ổn định hàng tháng.

Ngay từ đầu, Ngọc đã định vị dâu tây của cửa hàng là sản phẩm tươi và sạch, phục vụ gia đình trẻ - những người quan tâm và có thể chi trả cho thực phẩm an toàn. Lượng lớn khách hàng của Dâu Méo là phụ nữ đang mang thai.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Ngọc đã mở rộng chủng loại sản phẩm với dâu từ Hàn Quốc, và cherry từ Mỹ và Canada.

Ngoài dâu sạch trồng tại Đà Lạt, Ngọc còn nhập dâu từ Hàn Quốc, cherry từ Mỹ và Canada. Ngoài dâu sạch trồng tại Đà Lạt, Ngọc còn nhập dâu từ Hàn Quốc, cherry từ Mỹ và Canada.

Nhớ lại thời vừa học vừa kinh doanh, Ngọc chia sẻ: “Vừa tự quản lý cửa hàng, vừa hoàn thành bài tập và bài kiểm tra tại RMIT là một thử thách rất lớn với tôi”.

Cô gái yêu ẩm thực đã áp dụng những kiến thức học được từ ngành Truyền thông chuyên nghiệp vào quảng cáo cho các thương hiệu thực phẩm như Nem Ninh Hòa, bưởi Da xanh. Những kinh nghiệm này đã giúp Ngọc rất nhiều trong xây dựng thương hiệu cho Dâu Méo Đà Lạt.

“Điều hành việc kinh doanh của riêng mình là cách thực hành tốt nhất những gì tôi đã học được ở RMIT Việt Nam”, Ngọc chia sẻ.

Bài: Đoàn Thanh Vân

  • Bệ phóng khởi nghiệp
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan