Trao đổi sang một trường đại học đối tác

Chương trình trao đổi là dạng học tập ngắn hạn từ một đến hai kỳ học tại một trường đại học đối tác của RMIT ở nước ngoài.

Mạng lưới liên kết rộng lớn của RMIT mang lại cho bạn cơ hội và trải nghiệm không giới hạn tại một nơi phù hợp nhu cầu học tập và sở thích của mình. Sống và học tập ở nước ngoài sẽ khác biệt nhiều theo từng quốc gia, tuy vậy dù ở bất cứ đâu, bạn cũng sẽ có được trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

Trải nghiệm đó có thể là những khoảnh khắc kinh ngạc hoặc ngỡ ngàng, đắm mình trong lịch sử và văn hóa mới lạ, và nhất định bạn sẽ cải thiện rõ rệt các kỹ năng về giao tiếp ứng xử (kỹ năng mềm) của mình. Hầu hết sinh viên đều không bao giờ quên những trải nghiệm trao đổi quốc tế đã có được cùng RMIT.

Các sinh viên của RMIT có cơ hội được trải nghiệm học tập tại hơn 45 quốc gia - danh sách các đại học đối tác liên kết được liệt kê đầy đủ tại đây theo tên nước. Khi theo học chương trình trao đổi bạn sẽ tiếp tục trả học phí cho RMIT Việt Nam và không phải trả thêm khoản phí nào cho đối tác giáo dục nước ngoài.

Trải nghiệm học tập tại các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu

Sinh viên chương trình Cử nhân và sau Đại học

  • Hiện đang theo học một chương trình toàn thời gian của RMIT Việt Nam.

    • Sinh viên đang tạm nghỉ học không quá một năm vẫn được đăng ký tham gia chương trình Trao đổi sinh viên.

  • Sinh viên có thể đăng ký tham gia chương trình Trao đổi sinh viên từ Học kỳ 1.

    • Lưu ý: Sinh viên cần hoàn thành ít nhất một năm học toàn thời gian (72 tín chỉ) tại thời điểm bắt đầu chương trình Trao đổi sinh viên.

  • Đạt được điểm trung bình tối thiểu là 2,0/4,0

    • Một số trường đối tác có thẻ yêu cầu GPA cao hơn.

    • Đối với các sinh viên vừa bắt đầu học kỳ đầu tiên ở RMIT Việt Nam và chưa có điểm trung bình GPA:

      • Sinh viên cần cung cấp một thư giới thiệu học thuật trong mục hồ sơ bổ sung khi đăng ký trên hệ thống Mobi. Trong trường hợp này, sinh viên cần đạt được GPA 2.0 ngay khi có kết quả của học kỳ đầu tiên, và duy trì được mức GPA tối thiểu là 2.0 cho đến thời điểm nộp hồ sơ cho trường đối tác.

      • Các sinh viên không có điểm GPA và Thư giới thiệu vẫn có thể đăng ký tham gia, nhưng có khả năng sẽ không được chấp nhận vào các trường đối tác có lượng đăng ký xét tuyển lớn.

  • Đủ 18 tuổi hoặc hơn tại thời điểm chính thức bắt đầu chương trình trao đổi sinh viên tại trường đối tác

Lưu ý: Các sinh viên của RMIT cần phải chấp hành các Quy định về Trách nhiệm Sinh viên tại RMIT cũng như ở trường đối tác. Sinh viên có lịch sử vi phạm yêu cầu đạo đức sẽ không được chấp nhận tham gia chương trình Trao đổi sinh viên.

 

RMIT có quan hệ đối tác với hơn 200 trường ở khắp nơi trên thế giới, do đó bạn có . Bạn nên tìm hiểu kỹ về các trường đối tác của chương trình Trao đổi sinh viên mà mình quan tâm, đồng thời chọn khóa học mà bạn có thể chuyển tín chỉ về chương trình bạn đang học tại RMIT.

Bạn nên bắt đầu bằng việc xác định ít nhất bốn trường đối tác có chương trình học phù hợp và có thể chuyển tín chỉ về chương trình mà bạn đang học tại RMIT. Hãy tham khảo các chương trình Trao đổi sinh viên hiện có để chọn cho mình chương trình phù hợp. 

Nếu bạn gặp trở ngại trong việc tìm kiếm khóa học hoặc các thông tin khác về trường đối tác, hãy liên hệ bộ phận Du học và Trao đổi sinh viên để chúng tôi có thể hướng dẫn bạn.

Lưu ý: Bạn phải được ngành học của mình phê duyệt cho tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại trường bạn chọn, cũng như phê duyệt về số tín chỉ chuyển đổi cho từng môn mà bạn dự định học.

Một số trường đối tác giảng dạy bằng ngôn ngữ khác và có thể yêu cầu ứng viên cung cấp bằng chứng thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ đó.

 

Chọn trường đối tác theo chuyên ngành

Dưới đây là một số gợi ý các trường đối tác được sắp xếp theo ngành học. Bộ phận Du học và Trao đổi sinh viên sẽ thường xuyên cập nhật danh sách này khi có thêm các ngành học mới hoặc đối tác mới. Vui lòng tham khảo thêm các trường đối tác chương trình Trao đổi sinh viên của RMIT tại Úc để cập nhật danh sách mới nhất.

Danh sách các trường đối tác theo chuyên ngành học.

Quy trình đăng ký và nộp hồ sơ cho chương trình trao đổi sinh viên bao gồm một số bước được liệt kê cụ thể tại đây (thông tin bằng tiếng Anh). Bạn nên tham gia buổi hội thảo thông tin để nhận được mọi thông tin cần thiết từ việc chọn trường đối tác cho đến việc chuẩn bị kế hoạch học tập.

  Học kỳ 1 - 2024 Học kỳ 2 - 2024
Bắt đầu nhận đăng kí trên Mobi (lựa chọn trường đối tác) 06/03/2023 01/08/2023
Hạn chót nộp hồ sơ online trên Mobi (*) 15/05/2023 30/09/2023

Chú ý:

(*) Thời gian nhận hồ sơ sẽ kết thúc lúc 11:59 pm (Giờ Melbourne).

Các bước tiếp theo và các yêu cầu sẽ được thông báo cho các sinh viên đạt đủ điều kiện sau khi hết hạn nộp đơn.

Kế hoạch học tập là gì?

Kế hoạch học tập là thỏa thuận được ký giữa sinh viên và Trưởng khoa/ Điều phối viên chương trình mà sinh viên đang theo học tại RMIT, để phê duyệt những môn bạn sẽ học khi tham gia chương trình trao đổi sinh viên. Kế hoạch học tập nhằm đảm bảo những môn sinh viên học tại các trường ở nước ngoài được tính vào chương trình học hiện tại tại RMIT Việt Nam.

Tôi có thể nhận mẫu kế hoạch học tập ở đâu?

Tải mẫu Kế hoạch học tập tại đây (PDF, 403.4KB, 1p).

Lưu ý rằng đây là mẫu kế hoạch học tập được cập nhật mới nhất và được sử dụng cho năm 2021.

Tôi cần thực hiện những bước gì để hoàn thành kế hoạch học tập?

Chương trình Trao đổi sinh viên (Học kỳ/ Năm)

1. Xác định những môn bạn được phép học ở trường đối tác

  • Ở các trường đối tác, bạn có phải học các môn tương tự như các môn học chính tại RMIT không?
  • Hoặc bạn có thể tự chọn và linh hoạt lựa chọn bất kỳ môn nào bạn muốn ở trường đối tác không? Nếu cần hỗ trợ thông tin/ tư vấn, vui lòng liên lạc với Quản lý chương trình học của bạn tại RMIT Việt Nam.

2. Tìm hiểu về các trường đối tác của RMIT có môn học phù hợp cho bạn. Bạn sẽ cần chọn ra lựa chọn. Bạn có thể sử dụng các công cụ sau đây để tìm kiếm:

3. Với mỗi trường đối tác bạn chọn, hãy tìm sáu đến tám môn học phù hợp với các môn trong chương trình của bạn tại RMIT.

Mặc dù bạn chỉ cần hoàn tất tương đương 36 - 48 tín chỉ tại RMIT khi tham gia chương trình trao đổi, bạn vẫn phải cung cấp danh sách sáu đến tám môn học để bảo đảm có các lựa chọn dự phòng.

  • Chuẩn bị mô tả chi tiết các môn của trường đối tác mà bạn sẽ xin phê duyệt. Nội dung nên bao gồm: mã môn học, tên môn học, số tín chỉ, giờ lên lớp, cấp học, chủ đề, cách đánh giá, sách giáo khoa, v.v. Bản mô tả càng chi tiết sẽ càng dễ dàng cho Điều phối viên chương trình của bạn đánh giá các môn học
  • Một số trường đối tác sử dụng thuật ngữ khác nhau. Ví dụ: “môn học" có thể được gọi là “khóa học", hay "danh sách môn học" có thể được gọi là "danh mục".
  • Nếu bạn không tìm thấy thông tin về khóa học tại học kỳ đăng ký, vui lòng tham khảo các học kỳ trước hoặc năm trước.
  • Một số quốc gia sẽ có cách chia học kỳ khác nhau. Nhìn chung, học kỳ 1 tại RMIT Việt Nam (tháng 2) tương đương với học kỳ mùa Xuân (tháng 1 đến tháng 5), học kỳ 2 tại RMIT Việt Nam (tháng 6) tương đương học kỳ mùa Thu (tháng 8 đến tháng 12).
  • Nếu bạn không biết cách tìm danh sách môn học và/hoặc mô tả môn học, vui lòng liên hệ với bộ phận Du học và Trao đổi sinh viên để được tư vấn
  • Tìm hiểu xem bạn cần học bao nhiêu tín chỉ cho một học kỳ trao đổi:
    • Bạn phải học tương đương 36-48 tín chỉ tại RMIT khi tham gia chương trình trao đổi. Tuy nhiên, cách quy đổi tín chỉ có thể khác nhau theo quốc gia và/ hoặc khu vực
    • Hãy dùng biểu mẫu chuyển đổi tín chỉ dưới đây để tìm hiểu về số tín chỉ bạn phải học tại trường đối tác

Biểu mẫu hệ thống chuyển đổi tín chỉ

Quốc gia Tương đương 48 tín chỉ tại RMIT Việt Nam Tương đương 12 tín chỉ tại RMIT Việt Nam (= một môn học)
Mỹ 12-15 tín chỉ 3 tín chỉ
Châu Âu 30 ECTS 7.5 ECTS
Anh 60 tín chỉ hoặc 30 ECTS

15 tín chỉ

Mexico 48 tín chỉ 12 tín chỉ (mỗi môn thường là tám tín chỉ)
Hong Kong 12 tín chỉ

3 tín chỉ

Các nước khác Liên hệ bộ phận Du học và Trao đổi sinh viên để biết thêm chi tiết global.experience@rmit.edu.au

Lưu ý: Bảng chuyển đổi trên chỉ mang tính tham khảo.

7.5 ECTS (Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ châu Âu) thường được coi là tương đương với một môn học 12 tín chỉ của RMIT. Theo đó, nếu bạn ghi danh toàn thời gian thì tối thiểu tổng số tín chỉ phải hoàn thành thường là 30 ECTS.

Không có môn học nào dưới 5 tín chỉ ECTS được coi là tương đương với một môn học 12 tín chỉ của nhóm ngành Kinh Doanh tại RMIT Việt Nam. Việc gộp tín chỉ nhiều môn học có thể được xem xét (ví dụ như hai môn học 3 tín chỉ ECTS có thể được coi là tương đương với một môn học 12 tín chỉ của RMIT).

4. Nộp kế hoạch học tập đến bộ phận Student Connect để phê duyệt, cùng với thông tin mô tả môn học.

Lưu ý rằng nếu bạn đăng ký tham gia trao đổi hai học kỳ, bạn sẽ phải hoàn thành hai bản kế hoạch học tập cho hai kỳ học. Bạn cũng phải nộp riêng mỗi bản kế hoạch học tập đến từng trường đối tác tương ứng mà bạn chọn.

5. Tải kế hoạch học tập đã được phê duyệt lên hồ sơ đăng ký trực tuyến của bạn tại Mobi theo thời hạn quy định.

Hãy nhớ lưu bản sao của kế hoạch học tập đã được phê duyệt để tham khảo.

6. Xin lưu ý rằng một số môn học có thể không được giảng dạy tại thời điểm bạn ghi danh.

Trong trường hợp này, bạn hãy liên hệ với Student Connect để xin ký duyệt một kế hoạch học tập mới với các môn bổ sung bạn muốn theo học trong chương trình trao đổi, sau đó nộp lại bản kế hoạch học tập này đến Bộ phận Du học và Trao đổi sinh viên. Khi hoàn thành, bạn phải thông báo với Bộ phận Nhập học của RMIT Việt Nam về những môn học bổ sung.

Tải về tài liệu: