Sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam hiện nay làm cho ngành Tài chính trở thành một lựa chọn hấp dẫn với nhiều cơ hội nghề nghiệp và mức lương cạnh tranh. Vì vậy, ngành Tài chính đã và đang thu hút rất nhiều người tìm hiểu và theo học.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ và học sinh hiện vẫn chưa rõ về ngành Tài chính, cũng như những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi học Tài chính ra làm gì và cung cấp thông tin chi tiết về các thắc mắc mà bạn đang quan tâm.
Ngành Tài chính là một ngành học khá rộng với những kiến thức liên quan đến các hoạt động liên quan đến dòng tiền như đầu tư, cho vay, tín dụng, ngân hàng, điều phối vốn… cũng như nghiên cứu về mối quan hệ của các chủ thể trong nền kinh tế như chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp hay người đầu tư. Do đó, khi tốt nghiệp ngành Tài chính, bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau tại các công ty và tổ chức.
Để phát triển nghề nghiệp trong ngành Tài chính, bạn cần đáp ứng đủ hai yếu tố sau:
Để phát triển bền vững và thành công trong dài hạn, bạn cần có các bằng cấp như cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Bên cạnh đó, việc hoàn thành các kỳ thi để đạt được các chứng chỉ chuyên môn cũng rất quan trọng, vì chúng giúp nâng cao kiến thức, hỗ trợ công việc và cải thiện khả năng chuyên môn của bạn. Một số chứng chỉ phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Về kỹ năng cứng, người làm trong ngành Tài chính cần phải thành thạo các công cụ phục vụ cho hoạt động tính toán và phân tích dữ liệu như Excel, VBA, PivotTable.
Về kỹ năng mềm, người học cần phải trau dồi:
Nhiều người cho rằng học Tài chính hoặc Ngân hàng thì chỉ có thể làm việc tại các ngân hàng hoặc văn phòng tài chính sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành nghề này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn thế. Dưới đây là top các công việc phổ biến trong lĩnh vực tài chính mà có thể bạn chưa biết đến.
Giao dịch viên chứng khoán sẽ làm việc với các nhà đầu tư, nắm bắt yêu cầu của khách hàng và theo dõi thời gian các phiên giao dịch. Người làm việc ở vị trí này cần có khả năng nắm bắt được các thay đổi và biến động trong mỗi phiên giao dịch để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, từ đó giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.
Đây là công việc có môi trường làm việc năng động và nhiều áp lực, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng rất cao. Chính sự kỳ vọng đạt được lợi nhuận cao nhất từ khách hàng đã tạo ra áp lực lớn trong công việc này.
Chuyên gia phân tích tài chính là những người có trình độ cao trong lĩnh vực tài chính. Họ được đào tạo chuyên nghiệp để có:
Chuyên gia tài chính phải có hiểu biết sâu rộng về cả lý thuyết lẫn khía cạnh thực tiễn trong lĩnh vực đầu tư tài chính, chẳng hạn như quản lý danh mục đầu tư, định giá tài sản và các loại chứng khoán (từ chứng khoán phái sinh đến chứng khoán thu nhập cố định). Họ cũng cần thành thạo khả năng phân tích định lượng và có hiểu biết sâu rộng về quy định pháp luật liên quan đến tài chính quốc tế hay các loại hàng hóa do pháp luật nhà nước quy định. Bên cạnh đó, kinh nghiệm liên quan đến hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) – Hệ thống Quản trị Tài nguyên doanh nghiệp – cũng rất cần thiết với vị trí này.
Chuyên viên đầu tư tài chính đảm nhận các công việc như nghiên cứu, phân tích thị trường tài chính, lựa chọn các loại tài sản đầu tư phù hợp, thực hiện các giao dịch tài chính để tối đa hóa lợi nhuận.
Vị trí này đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về kinh tế và thị trường tài chính, khả năng phân tích và đánh giá. Đây được xem là công việc có mức thu nhập khá hấp dẫn, tuy nhiên, bạn cần có kỹ năng quản lý rủi ro tốt để ứng phó với những biến động và bất ổn của thị trường tài chính.
Công việc của giao dịch viên ngân hàng là thực hiện các giao dịch ngân hàng cơ bản như nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển khoản hay thanh toán hóa đơn.
Là người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên họ góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh uy tín của ngân hàng.
Quản lý tài chính bao gồm các công việc liên quan đến quy trình lập kế hoạch tài chính, chẳng hạn như xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn, lập báo cáo về tính khả thi và tiến độ thực hiện các chỉ tiêu tài chính, theo dõi hệ thống dữ liệu tài chính của công ty và chuẩn bị báo cáo tài chính.
Kế toán là một nghề quen thuộc, giữ vị trí rất quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Công việc của họ bao gồm:
Kế toán được coi là “người thông thạo ngôn ngữ kinh doanh” – giúp các nhà đầu tư, cơ quan quản lý hay chủ nợ nắm được lịch sử dòng tiền và đưa ra các quyết định đầu tư.
Kiểm toán thường được thực hiện bởi một công ty kiểm toán độc lập hoặc bởi nhân viên kiểm toán nội bộ. Họ có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá trung thực, chính xác các thông tin tài chính của tổ chức hoặc cá nhân. Công việc cụ thể bao gồm:
Hiện nay, có 3 loại công việc kiểm toán chính là Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập.
Thu hồi vốn là vị trí giúp các doanh nghiệp xử lý, đốc thúc các khoản nợ quá hạn của khách hàng, bao gồm nợ cá nhân và nợ doanh nghiệp. Nhân viên thu hồi vốn thực hiện các công việc như:
Đây là vai trò đặc biệt quan trọng trong một công ty tài trợ, vì bạn có nhiệm vụ là người sàng lọc và xem xét các dự án trước khi đưa đến ban quản lý nhà đầu tư hoặc cơ quan tài trợ để đưa ra quyết định cuối cùng. Công việc này đi kèm với chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn, nhận được nhiều ưu đãi từ các ngành như ngân hàng và các công ty môi giới.
Nhân viên thu mua có nhiệm vụ tìm kiếm, lựa chọn và thu mua các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của công ty. Dưới đây là những công việc chính của nghề nghiệp này:
Phân tích ngân sách là một vị trí quan trọng, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của công ty. Người đảm nhận vị trí này sẽ thực hiện công việc phân tích báo cáo ngân sách của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Họ cần có khả năng phân tích và hoạch định tài chính cho tương lai. Các công việc mà vị trí phân tích ngân sách phải làm là:
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho cá nhân và hộ gia đình, giúp khách hàng lập kế hoạch ngân sách và phân bổ chi tiêu một cách hợp lý. Cụ thể, các nhiệm vụ chính của công việc này là:
Công việc của người làm quản lý rủi ro là phân tích và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Với công việc này, bạn phải có kiến thức về các phương pháp và công cụ quản lý rủi ro như bảo hiểm, hợp đồng tương lai và quản lý vốn.
Đây là một vị trí được các công ty trong ngành tài chính săn đón, bởi công việc này yêu cầu người có kinh nghiệm để phát hiện rủi ro và lỗ hổng trước khi duyệt hồ sơ. Thẩm định viên chịu trách nhiệm định giá sản phẩm, bao gồm bất động sản và tài sản vô hình tại thời điểm và địa điểm nhất định. Cụ thể:
Ở các công việc này, những người có kinh nghiệm, trình độ học vấn càng cao càng có thể nhận được mức lương hấp dẫn, đặc biệt là khi giữ vị trí quan trọng tại các tổ chức lớn.
Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp, chương trình học của chuyên ngành Tài chính tại RMIT được thiết kế kỹ lưỡng và cập nhật liên tục, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn cần thiết.
Vậy học Tài chính ra làm gì và ở đâu? Sinh viên theo học ngành Tài chính thường lựa chọn các môi trường làm việc phổ biến sau đây để phát triển sự nghiệp của mình:
Bạn có thể làm việc tại các ngân hàng đầu tư với những vị trí như chuyên viên tư vấn đầu tư hoặc chuyên viên giao dịch chứng khoán… Ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán là môi trường làm việc lý tưởng cho người tốt nghiệp ngành Tài chính. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, nơi các chuyên gia tư vấn hỗ trợ các công ty và tập đoàn trong việc mua bán cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư. Một số đơn vị tiêu biểu như công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI – HOSE), công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Securities), công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities), công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS)…
Ngân hàng thương mại là nơi làm việc thích hợp cho các chuyên viên tín dụng, cho vay và giao dịch ngân hàng. Tại đây, họ thực hiện các công việc chuyên môn liên quan đến việc điều phối và quản lý dòng tiền như cho vay, gửi tiết kiệm…
Nếu bạn muốn tìm một công việc ổn định với mức lương cao thì ngân hàng thương mại là sự lựa chọn hợp lý. Bạn có thể ứng tuyển vào các ngân hàng như: Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, Techcombank…
Quỹ đầu tư là tổ chức chuyên quản trị và rót vốn cho các nhà đầu tư. Họ thường tìm kiếm nhân sự có khả năng phân tích và dự đoán tốt, đưa ra chiến lược quản lý tài sản và đầu tư sinh lời cho các nhân, tổ chức.
Một số quỹ đầu tư nổi tiếng như: Quỹ Asean Small Cap Fund, Quỹ đầu tư Việt Nam, Quỹ Dragon Capital Vietnam Enterprise Investment Ltd, VinaCapital, Mekong Capital, VOF, CII…
Công ty chứng khoán mang lại môi trường làm việc năng động và thách thức, phù hợp với những người yêu thích sự biến động và phát triển. Công việc thường thấy ở các công ty chứng khoán là mua bán, môi giới chứng khoán, phát hành, bảo lãnh chứng khoán cho khách hàng, tư vấn và quản lý quỹ đầu tư theo yêu cầu để nhận hoa hồng.
Công ty bảo hiểm là tổ chức cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, nhân thọ, tai nạn và học tập cho trẻ em. Tại đây, bạn sẽ làm việc với khách hàng trong việc ký kết hợp đồng và quản lý các khoản phí bảo hiểm.
Nhân viên phụ trách tài chính sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp, chẳng hạn như sáp nhập, mua lại, đầu tư sinh lời hoặc điều chỉnh vốn nhằm mục đích nâng cao giá trị và gia tăng lợi nhuận.
Ngành Tài chính luôn nằm trong top những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao. Điều này xuất phát từ tính đa dạng của ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm và thuế.
Theo các chuyên gia, từ năm 2020 đến 2025, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cấp cao trong ngành Tài chính dự kiến sẽ tăng 20%. Trong đó, riêng ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ chiếm khoảng 5%, tương đương với 15.000 nhân viên mỗi năm. Đặc biệt, hoạt động tuyển dụng chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…
Lương là một yếu tố quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt trong ngành Tài chính – nơi mức thu nhập thường ổn định và hấp dẫn. Theo nền tảng tuyển dụng TopCV, các mức lương trung bình dựa trên kinh nghiệm làm việc của một nhân sự trong ngành:
Tài chính là một trong 9 chuyên ngành chính thuộc chương trình Cử nhân Kinh doanh của RMIT. Sinh viên có thể tự chọn học Tài chính cùng với tối đa 01 Chuyên ngành chính khác và 02 Chuyên ngành phụ:
Chuyên ngành chính (Major): là lĩnh vực sinh viên mong muốn đào sâu và nghiên cứu, thường sẽ bao gồm 96 tín chỉ (tương đương 8 môn học). Ngoài Tài chính, các chuyên ngành chính còn lại bao gồm:
Chuyên ngành phụ (Minor): là lĩnh vực cung cấp thêm kiến thức tổng quan về một lĩnh vực sinh viên quan tâm, thường sẽ bao gồm 48 tín chỉ (tương đương 4 môn học).
Học Tài chính tại RMIT, sinh viên sẽ được tìm hiểu sâu sắc mối liên hệ giữa các hoạt động kinh doanh đa dạng của các tổ chức và doanh nghiệp trong từng phân khúc. Chương trình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết về tài chính và thực hành giải quyết các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, giúp sinh viên tích lũy kiến thức vững chắc.
Khi theo học ngành Tài chính tại RMIT, bạn sẽ trải nghiệm một nền giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế, được thiết kế phù hợp với bối cảnh kinh tế và thị trường Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng từ Đại học RMIT Melbourne, đạt tiêu chuẩn cao nhất của hệ thống giáo dục Úc và được công nhận bởi nhà tuyển dụng trên toàn thế giới.
Bên cạnh trang bị các kiến thức gắn liền với thực tiễn, RMIT còn tạo điều kiện để sinh viên học tập bằng phương pháp WIL (Work Integrated Learning) – học tập kết hợp thực tiễn – nghĩa là sinh viên được đào tạo sát với thực tiễn thông qua các hoạt động như dự án mô phỏng, thực tập tại các công ty, tập đoàn, đi thực địa tham quan học tập thực tế tại doanh nghiệp,.. Nhờ đó, sinh viên được tích lũy những kiến thức và kỹ năng thực tế, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và có kinh nghiệm thực tiễn ngay trước khi ra trường.
Ngoài ra, ngành Tài chính tại RMIT còn có các ưu điểm như:
Ngành Tài chính là một lĩnh vực đầy triển vọng, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Học Tài chính ra làm gì” cũng như hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc và môi trường làm việc trong ngành này.