Nhờ vào các hiệp định kinh tế giữa Việt Nam với các nước đối tác, sự hội nhập quốc tế của nước ta càng được đẩy mạnh. Với cơ hội việc làm ngày càng mở rộng, ngành kinh doanh quốc tế đang được nhiều phụ huynh và sinh viên quan tâm. Bài viết này sẽ giúp làm rõ các thắc mắc như: ngành kinh doanh quốc tế là gì, ngành kinh doanh quốc tế cần học những gì, cơ hội việc làm, mức lương và những lợi thế khi theo học ngành kinh doanh quốc tế.
Ngành kinh doanh quốc tế (International Business) bao gồm các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế giữa các quốc gia khác nhau. Cụ thể là việc buôn bán hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, công nghệ hoặc đầu tư.
Đây là ngành học cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nhìn chung, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao.
Sinh viên ngành kinh doanh quốc tế sẽ được học những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về hoạt động kinh doanh ở quy mô toàn cầu trong bối cảnh công nghệ số. Trong đó gồm 9 môn học chính bắt buộc là:
Ngoài kiến thức nền tảng, sinh viên ngành kinh doanh quốc tế còn được đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp thương mại quốc tế và những cách thức tham gia thị trường nước ngoài,…Đây là những môn học giúp sinh viên kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống khi va chạm thực tiễn.
Bản chất của chương trình cử nhân kinh doanh quốc tế đòi hỏi sinh viên phải có tiếng Anh rất tốt. Do đó, hiện nay hầu như mọi trường đại học đều chú trọng đào tạo yếu tố ngoại ngữ cho sinh viên. Tuy nhiên đối với sinh viên RMIT, cũng như đối với sinh viên theo học chuyên ngành Kinh doanh toàn cầu (tên gọi của chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại RMIT), khả năng tiếng Anh không phải là khó khăn vì đây cũng là một trong những yêu cầu đầu vào của trường.
Cử nhân kinh doanh quốc tế thường làm việc tại:
Lĩnh vực kinh doanh quốc tế hiện nay có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, năng động. Do đó, các bạn sinh viên mới ra trường không cần quá quan ngại về vấn đề việc làm.
Mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc nhiều vị trí tuyển dụng, năng lực của ứng viên và chế độ lương bổng của từng doanh nghiệp. Theo dữ liệu thống kê từ 185 mẫu việc làm đăng tuyển tại CareerBuilder, mức lương trung bình của nhân viên Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam dao động từ 5,5 - 27 triệu đồng/tháng, mức lương này gia tăng tùy thuộc vào bằng cấp, kinh nghiệm, chức vụ và mô hình doanh nghiệp thuộc trong nước hay quốc tế:
Ở Việt Nam, mức lương cho nhân viên kinh doanh mới ra trường sẽ dao động từ 8 -12 triệu/ tháng. Người có kinh nghiệm hoặc làm lâu năm từ 15-20 triệu/tháng. Những vị trị cấp bậc cao hơn như trưởng phòng, giám đốc sẽ có mức lương từ 20 triệu/tháng trở lên.
Ở Mỹ, vị trí quản lý phân tích có mức lương từ 97.580 USD/năm. Nhân viên bán hàng từ 99.680 USD/năm. Giám đốc marketing từ 154.470 USD/năm.
So với mặt bằng chung trong và ngoài nước, mức lương trung bình của ngành kinh doanh quốc tế là khá cao.
Nếu ở các trường Đại học khác, kinh doanh quốc tế là một chương trình đào tạo riêng biệt, ngành kinh doanh quốc tế tại RMIT Việt Nam (thường được gọi là kinh doanh toàn cầu) là một trong số 9 chuyên ngành chính thuộc chương trình Cử nhân Kinh doanh tại RMIT Việt Nam.
Ngoài chuyên ngành chính, sinh viên có quyền chọn học các chuyên ngành phụ, nhờ vậy được trang bị kỹ năng đa dạng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường và sẵn sàng thích ứng với những thay đổi cũng như mở ra nhiều lựa chọn về nghề nghiệp. Sinh viên sẽ được tự do lựa chọn nhiều chuyên ngành trong khối ngành kinh tế bao gồm chuyên ngành Kinh doanh toàn cầu, qua đó tự thiết kế nên chương trình học của mình trong thời gian 3 năm đại học.
Khi chọn chuyên ngành Kinh doanh toàn cầu của chương trình Cử nhân Kinh doanh, sinh viên sẽ được học về việc hiểu các chỉ số kinh doanh, phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp cho tình hình kinh doanh mang tính quốc tế của doanh nghiệp. Những môn học mà sinh viên có thể được giảng dạy bao gồm:
Bên cạnh đó, sinh viên còn được giảng dạy theo phương pháp Học tập kết hợp thực tiễn – Work Integrated Learning (WIL) – ngay từ năm học đầu. Đây là phương pháp giúp người học được làm việc trực tiếp cho các dự án của doanh nghiệp – những công ty và tập đoàn đối tác của RMIT – để có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế cũng như tiếp cận được với các nhà tuyển dụng ngay khi còn trên ghế nhà trường.
Điều kiện tuyển sinh chương trình Cử nhân Kinh doanh tại RMIT Việt Nam: Điểm trung bình lớp 12 từ 7.0 trở lên, IELTS 6.5 trở lên (hoặc tương đương).
Mời bạn tham khảo thêm về các chương trình đào tạo kinh doanh quốc tế tại RMIT:
Bài viết này đã khái quát cho bạn những điều cần biết về ngành kinh doanh quốc tế là gì, kinh doanh quốc tế học gì và học kinh doanh quốc tế làm gì. Nhưng để có được định hướng rõ ràng hơn, bạn hãy liên hệ RMIT Việt Nam để được tư vấn sâu hơn nhé! Chúc bạn sớm tìm ra được định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng và chọn được lộ trình học phù hợp tại giảng đường Đại học.
Xem chi tiết và đăng ký tư vấn về chuyên ngành Kinh doanh toàn cầu.