Nỗ lực đa văn hóa của RMIT nhằm nuôi dưỡng tài năng sáng tạo

Nỗ lực đa văn hóa của RMIT nhằm nuôi dưỡng tài năng sáng tạo

Đại học RMIT ở Việt Nam và Australia đang thực hiện dự án giao thoa văn hóa mang tên đây đó nhằm thúc đẩy thực hành thiết kế đương đại, đồng thời duy trì các loại hình nghệ thuật và thực hành thủ công truyền thống trong bối cảnh phát triển nhanh chóng và có nhiều thách thức toàn cầu ở hai nước.

đây đó là sự tiếp nối của triển lãm đa văn hóa “Skilled Hands, Shared Culture” (tạm dịch: Đôi tay tài hoa, văn hóa tương đồng) do RMIT Gallery tổ chức vào năm 2020. Triển lãm trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ, nhà thiết kế và nghệ nhân Australia (10 người) và Việt Nam (10 người). Các tác phẩm đi sâu vào tìm hiểu mối liên hệ giữa nghệ thuật và cộng đồng.

Dự án được chính thức phát động trong khuôn khổ Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) và được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, CAST (nhóm nghiên cứu Nghệ thuật đương đại và Chuyển đổi xã hội) thuộc Đại học RMIT, Đại học RMIT Việt Nam, RMIT Culture, VICAS (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam), Tuần lễ Thiết kế Việt Nam, và Vietcraft.

Dự án mở ra cơ hội trao đổi văn hóa, kinh tế và tri thức giữa các nhà chế tác và thiết kế từ hai nước nhằm giới thiệu nghệ thuật, thủ công và thiết kế mới.

Trong sự kiện khai mạc VFCD năm 2023, đại diện Đại học RMIT, Tổng lãnh sự quán Australia tại TP. Hồ Chí Minh và VICAS cũng đã trao giải thưởng "Tài năng thiết kế mới nổi" cho bốn tài năng trẻ của Việt Nam trong khuôn khổ dự án đây đó.

Các nghệ sĩ trẻ đoạt giải sẽ nhận được tư vấn và hướng dẫn để quảng bá thiết kế, sản phẩm thủ công và thực hành nghệ thuật đương đại của họ, đồng thời bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news-1-here-there' Tổng lãnh sự Australia tại TP. Hồ Chí Minh, bà Sarah Hooper trao giải thưởng "Tài năng thiết kế mới nổi" cho một trong bốn tài năng trẻ của Việt Nam trong khuôn khổ dự án “đây đó”.

Phát biểu về giải thưởng này, Tổng Lãnh sự Australia tại TP. Hồ Chí Minh, bà Sarah Hooper cho biết: "đây đó là một ví dụ tuyệt vời về cách chúng ta có thể tiếp tục xây dựng mối liên kết giữa hai nước trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa. Để bồi đắp thêm cho những liên kết đó, chúng ta ngày càng cần nhiều hơn những người tài năng và tận tụy từ cả hai nước. Chúng ta cần đảm bảo rằng tài năng và sự tận tụy được công nhận và nuôi dưỡng".

Tôn vinh các nghệ sĩ mới nổi và tác phẩm của họ

Năm 2021, giai đoạn đầu tiên của dự án đã hỗ trợ bốn nghệ sĩ thủ công và thiết kế mới nổi đến từ Việt Nam gồm: Tom Trandt Minh Đạo, Phạm Hoàng Linh, Lưu Như Ngọc và Đàm Nhã Hân. Họ được cố vấn bởi các chuyên gia Việt Nam và Australia, gồm Rimi Khan, Becky Lu, Grace McQuilten, Thảo Nguyễn và Tammy Wong Hulbert, để phát triển thiết kế của họ cho khán giả và thị trường quốc tế. Kết quả dự án được trình bày trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam và VFCD 2022.

Quấn, một dự án được tạo ra bởi Tom Trandt Minh Đạo, gợi nhớ về làn gió của văn hóa đô thị và cộng đồng Việt Nam với cách tiếp cận thiết kế tập trung mạnh mẽ vào các yếu tố bền vững. 

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news_3_here_there_quan' “Quấn”, một dự án được tạo ra bởi Tom Trandt Minh Đạo, gợi nhớ về làn gió của văn hóa đô thị và cộng đồng Việt Nam với cách tiếp cận thiết kế tập trung mạnh mẽ vào các yếu tố bền vững.

Quấn làm nổi bật sự dí dỏm tiềm ẩn của người dân địa phương và có sự cân bằng giữa tính thẩm mỹ và ứng dụng. Dự án là một lời giới thiệu thân thiện và trẻ trung, khắc họa hình ảnh đô thị hóa ở Việt Nam. Bộ sưu tập hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành thời trang bằng cách sử dụng vật liệu tái chế từ Sài Gòn.

Phạm Hoàng Linh là người sáng lập Linht Handicraft, một thương hiệu quần áo được làm với vật liệu và kỹ thuật ộm tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. Linh đã hợp tác với hai nhà sáng tạo khác từ Hà Nội (Vũ Thảo - Kilomet109) và Melbourne (Dewi Cooke - The Social Studio) để mang đến sự hiểu biết chung về tầm quan trọng của di sản văn hóa trong thiết kế đương đại và làm thời trang.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news_3_here_there_lint' Phạm Hoàng Linh đã hợp tác với hai nhà sáng tạo khác từ Hà Nội để mang đến hiểu biết chung về tầm quan trọng của di sản văn hóa trong thiết kế đương đại và làm thời trang.

Kỹ năng thiết kế và chế tác của Linh là trung tâm của sự hợp tác này. Cô làm việc chặt chẽ với người Dao Tuyển ở miền Bắc Việt Nam để tìm hiểu cách họ tạo ra sợi từ thực vật (ramie và cây gai dầu). Linh đã thí nghiệm các kỹ thuật dệt, thắt nút và nhuộm tự nhiên dựa trên các kiến thức cộng đồng này cũng như từ chuyên môn thiết kế của Vũ Thảo và kiến thức ngành của Dewi Cooke. Những dự án Dewi Cooke thực hiện với nhóm người di cư và tị nạn ở Australia cũng phản ánh cam kết về thời trang gắn kết cộng đồng và có trách nhiệm với xã hội.

Khứ Hồi của Lưu Như Ngọc là một bộ tác phẩm nghệ thuật khảm gốm được thiết kế tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Sản phẩm là con đường hai chiều có thể gợi nhớ quá khứ và trở lại hiện tại khi sử dụng hình ảnh hoa sen và bia rùa trong Văn Miếu. Dự án tập trung vào chủ đề “đánh thức truyền thống” và xem xét nghệ thuật gốm truyền thống trong mối tương quan với các vấn đề tái sử dụng vật liệu bền vững.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news_4_here_there_khu_hoi' “Khứ Hồi”, được tạo ra bởi Lưu Như Ngọc, là một bộ tác phẩm nghệ thuật khảm gốm được thiết kế tại Văn Miếu.

Ngọc được hỗ trợ bởi cố vấn Lê Bá Ngọc của Vietcraft và nghệ nhân gốm sứ người Australia, cô Jennifer Conroy-Smith để tạo ra các mảnh sành nghệ thuật có thể làm quà lưu niệm cho du khách tham quan.

Nhà thiết kế công nghiệp mới nổi người Việt, Đàm Nhã Hân đã hợp tác với chủ biên tạp chí ELLE Decoration Việt Nam - Nguyễn Phan Thùy Dương, nhà thiết kế và nghiên cứu người Australia - Ronnie Lacham (Đại học RMIT), và nhà thiết kế người Australia đồng sáng lập thương hiệu nội thất và đồ vật Dowel Jones - Dale Hardiman, để tạo ra Nhà - kệ tivi phòng khách lấy cảm hứng từ nhà ba gian cổ kính của kiến trúc Việt Nam.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news_5_here_there_home' "Nhà", được tạo ra bởi nhà thiết kế công nghiệp mới nổi của Việt Nam Đàm Nhã Hân phối hợp với các đối tác trong ngành, là một kệ tivi phòng khách được lấy cảm hứng từ nhà ba gian cổ xưa của kiến trúc Việt Nam.

Áp dụng kỹ thuật nhuộm chàm và sử dụng vật liệu gỗ với thanh tre, Nhà mang đến trải nghiệm mới mẻ và nâng cao tính thẩm mỹ cho căn phòng.

Gần đây, Tom Trandt và Phạm Hoàng Linh đã tham dự một chương trình lưu trú tại Melbourne, Australia. Trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Melbourne 2023, RMIT Culture và nhóm nghiên cứu CAST đã trân trọng giới thiệu một triển lãm pop-up với sự góp mặt của hai nhà thiết kế tài năng người Việt này.

Triển lãm trưng bày hàng dệt may, hàng may mặc, phụ kiện, cùng với phim tài liệu và hình ảnh về các tác phẩm của Tom và Linh, và nhận được sự chú ý và thăm viếng đáng kể, trong đó có cả một buổi trò chuyện với công chúng đã bán hết toàn bộ vé tham dự.

Alt Text is not present for this image, Taking dc:title 'news_6_here_there_aussie_residency' Linh (trái) và Tom (phải) trong thời gian tham gia chương trình lưu trú ở Melbourne.

Trong thời gian lưu trú tại Melbourne, Tom cũng tổ chức một buổi hội thảo về thiết kế và sửa quần áo và được giới thiệu trong podcast có tiếng – Critical Fashion Studies (tạm dịch: Các nghiên cứu thời trang quan trọng). Trong khi đó, Linh tham gia một sự kiện bán lẻ pop-up đặc biệt tại The Social Studio, một doanh nghiệp xã hội về thời trang với lượng người theo dõi đông đảo ở Melbourne.

Bài: Hoàng Hà

  • Cộng đồng
  • Thiết kế

Tin tức liên quan