Công nghệ đột phá có thể giảm căng thẳng mà chuỗi cung ứng đang gánh chịu từ COVID-19

Công nghệ đột phá có thể giảm căng thẳng mà chuỗi cung ứng đang gánh chịu từ COVID-19

Chuyên gia từ Đại học RMIT cho biết với số ca nhiễm COVID-19 vượt qua con số 100.000, dịch bệnh này bắt đầu tác động xấu đến nền kinh tế thế giới, dự đoán sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chủ nhiệm bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Đại học RMIT Việt Nam, Tiến sĩ Reza Akbari cho biết trong khi vẫn còn sớm để dự đoán chính xác tác động mọi mặt sẽ là gì, đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thử và áp dụng phương pháp và cách thức mới để tinh gọn sản xuất, để áp dụng các chiến lược thuê ngoài và sản xuất tại đơn vị thuê ngoài.

Chủ nhiệm bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics tại Đại học RMIT Việt Nam, Tiến sĩ Reza Akbari tin rằng hướng đến mô hình thành phố thông minh và chuyển đổi số là chìa khoá giải quyết những những vấn đề như ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông và bất kỳ dịch bệnh nào trong tương lai. Chủ nhiệm bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics tại Đại học RMIT Việt Nam, Tiến sĩ Reza Akbari tin rằng hướng đến mô hình thành phố thông minh và chuyển đổi số là chìa khoá giải quyết những những vấn đề như ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông và bất kỳ dịch bệnh nào trong tương lai.

“Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sản xuất từ Trung Quốc, bất kỳ gián đoạn nào ở đầu chuỗi cung ứng sẽ khiến việc sản xuất đình trệ do thiếu nguyên liệu thô hoặc linh kiện”, Tiến sĩ Akbari nói. 

“Chúng ta đang chứng kiến việc tạm thời đóng cửa hàng loạt dây chuyền lắp ráp và sản xuất trên khắp thế giới, ảnh hưởng trực tiếp từ việc đóng cửa nhiều nhà xưởng và cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Ví dụ như Nissan đã phải giảm sản lượng do việc ngưng hoạt động ở Trung Quốc, trường hợp tương tự cũng đang diễn ra ở Hàn Quốc nơi Huyndai phải tạm dừng tất cả các hoạt động do thiếu linh kiện, phụ tùng từ Trung Quốc”.

Việc này cũng tác động lên chuỗi cung ứng tại Việt Nam, vì “Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước này đóng vai trò thiết yếu với sản xuất nước nhà”. Các thị trường nhập khẩu lớn khác của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. 

Hướng đến tương lai, Việt Nam nên chuẩn bị gì? 

“Hiển nhiên là dịch bệnh khiến nhiều cá nhân và tổ chức lo lắng”, Tiến sĩ cho biết. “Nhưng đây cũng là cơ hội có một không hai để doanh nghiệp nhận ra những điểm yếu trong chuỗi cung ứng hiện tại, để vượt qua khủng hoảng toàn cầu và cải thiện chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai”.

Tiến sĩ Akbari tin rằng, “tác động của dịch bệnh có thể thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, dịch chuyển và chi trả cho sản phẩm và dịch vụ”, đồng thời đề xuất tiến tới mô hình thành phố thông minh và chuyển đổi số nhằm giải quyết những vấn đề ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông và bất kỳ dịch bệnh nào trong tương lai như COVID-19.

“Những công nghệ đột phá có thể giúp chúng ta thay đổi toàn bộ cơ chế, tiến tới hệ sinh thái chuỗi cung ứng thông minh hơn và kết nối tốt hơn, nhờ đó, tạo nên môi trường làm việc linh hoạt, loại bỏ nhiều nhiệm vụ mà hiện tại con người đang đảm nhiệm và tăng cường cải thiện các giao thức đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu mỗi khi dịch bệnh hay thảm hoạ xảy ra”, ông chia sẻ thêm.

“Hiện có chín công nghệ đột phá mệnh danh là những công cụ đem đến cải cách mạnh mẽ nhất trong tương lai và có tiền năng ứng dụng trong các chuỗi cung ứng. Những công nghệ này gồm in 3D, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, phân tích dữ liệu lớn, blockchain, máy bay không người lái drone, robot học, thực tế ảo VR và tăng cường thực tế ảo AR.  

“Để có được tương lai thông minh như mong đợi, không chỉ các cơ quan chính phủ mà mọi cá nhân và tổ chức đều phải làm việc cùng nhau. Càng ứng phó nhanh với khủng hoảng, chúng ta càng vượt qua những gián đoạn hay dịch bệnh trong tương lai sớm bấy nhiêu”.

  • Nghiên cứu
  • Kỹ thuật số
  • Logistics

Tin tức liên quan