Thích nghi với blockchain và an ninh mạng

Thích nghi với blockchain và an ninh mạng

Ngoài việc tác động lên hầu hết mọi mặt đời sống hàng ngày, những công nghệ mới này còn đang phá vỡ và thay đổi ngành tài chính, cũng như cách khách hàng và các công ty tiếp cận với dịch vụ tài chính.

Tuy đổi mới công nghệ trong tài chính không có gì mới mẻ, song đầu tư vào công nghệ và tốc độ đổi mới tăng đáng kể trong những năm gần đây, trong đó có sự phát triển rộng khắp của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, học máy, ứng dụng điện thoại thông minh, công nghệ sổ cái phân tán DLT, điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều chưa chắc chắn và rối rắm.

Ví như blockchain, chủ đề khiến chúng ta vừa lo âu, vừa hứng khởi.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Quyền chủ nhiệm bộ môn Tài chính tại RMIT, cho biết hạ tầng blockchain có thể đẩy mạnh việc đưa tài chính đến với mọi người ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Quyền chủ nhiệm bộ môn Tài chính tại RMIT, cho biết hạ tầng blockchain có thể đẩy mạnh việc đưa tài chính đến với mọi người ở Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Quyền chủ nhiệm bộ môn Tài chính tại RMIT Việt Nam, blockchain có tiềm năng lớn trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.

Ông giải thích: “Khi nghĩ về điều này, blockchain tạo ra một tầng tin tưởng mà không cần tới trung gian, nên ví dụ như nếu bạn muốn dịch vụ tài chính ở Việt Nam phổ biến hơn, đặc biệt là ở vùng ven, bạn có thể tìm cách dùng công nghệ này qua hạ tầng blockchain. Cơ bản là bạn có thể thay thế ngân hàng thông thường, đặc biệt ở những vùng ngoại ô không có phòng giao dịch, nhằm giúp mọi người tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng hơn”.

Theo Tiến sĩ Bình, blockchain còn có thể được dùng để theo dõi giao thương hàng hóa. Ví dụ, nếu một công ty nông nghiệp muốn theo dõi sản phẩm từ nông trại đến thị trường, họ có thể thực hiện bằng sổ cái điện tử, và khách hàng ở cuối chuỗi cung ứng cũng sẽ có thể theo dõi quy trình này.

“Khi nghĩ về bất động sản và đăng ký đất đai tại Việt Nam, bạn cũng sẽ thấy lý thú”, ông cho biết thêm. “Chúng ta có hệ thống sổ đỏ, đòi hỏi nhiều việc giấy tờ và thật ra khá khó xác định xem ai thật sự sở hữu miếng đất, nên nếu chúng ta có thể đưa việc đăng ký sở hữu vào blockchain thì việc xác định xem ai bán và ai sở hữu tài sản rất dễ dàng”.

Tiến sĩ Bình vừa tham dự hội thảo Khuynh hướng số hóa: Blockchain và An ninh mạng, do Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc ACCA và RMIT Việt Nam đồng tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn của trường, tại đây đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận về những vấn đề trong blockchain và an ninh mạng.

Việt Nam nằm trong nhóm mười quốc gia hàng đầu là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng từ năm 2015 đến 2017, và trong năm 2017 Việt Nam đã mất 542,8 triệu đô la Mỹ vào tấn công mạng. Việt Nam nằm trong nhóm mười quốc gia hàng đầu là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng từ năm 2015 đến 2017, và trong năm 2017 Việt Nam đã mất 542,8 triệu đô la Mỹ vào tấn công mạng.

Trình bày tại hội thảo, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Phó giáo sư Mathews Nkhoma chia sẻ rằng, “kết nối tăng nhanh cùng việc chuyển đổi kỹ thuật số tăng cao khiến châu Á, đặc biệt là Việt Nam, dễ bị tấn công mạng”.

“Trong một báo cáo do Tập đoàn Marsh & McLennan thực hiện năm 2017 về rủi ro an ninh mạng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các doanh nghiệp châu Á mất hơn 1,7 thời gian so với các doanh nghiệp khác trên thế giới để phát hiện ra lỗ hổng và 78 phần trăm người dùng internet ở châu Á không nhận được hướng dẫn nào về an ninh mạng”, Phó giáo sư nói.

Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam nằm trong nhóm mười quốc gia hàng đầu là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng từ năm 2015 đến 2017, và trong năm 2017 Việt Nam đã mất 542,8 triệu đô la Mỹ vào tấn công mạng.

Các diễn giả tại hội thảo đều đồng thuận một điều rằng cần tiếp cận vấn đề một cách cân bằng nhằm hiểu các khía cạnh kinh tế của đổi mới, cũng như nguy cơ và lợi ích mà những điều này có thể đem đến.

Tranh luận còn cho thấy cần cấp thiết đầu tư vào kỹ năng của con người trong doanh nghiệp và nhà trường, như với Fintechs – công nghệ tài chính, kiến thức tài chính lệ thuộc qua lại với năng lực công nghệ thông tin. Chuyên gia tài chính và kế toán viên chuyên nghiệp sẽ cần thích nghi với việc mặt bằng thay đổi với tốc độ chóng mặt và duy trì kiến thức cập nhật về phát triển nhằm có thể hướng dẫn khách hàng và các tổ chức đang tìm kiếm tài trợ.

Còn Đại học RMIT Việt Nam thì đảm bảo rằng sinh viên trường luôn đi đầu trong cuộc chơi này với việc đưa ra một số môn học bổ sung về blockchain.

Tiến sĩ Bình cho biết: “Sẽ có bốn môn học gồm tài chính crypto, kinh tế học crypto, luật liên quan đến giao kết bằng blockchain và một môn về logistics trong blockchain. Các môn này sẽ chuẩn bị để sinh viên tiếp xúc với công nghệ mới và hiểu cách công nghệ sẽ tác động lên kinh tế và tài chính như thế nào”.

Bài: Michael Tatarski

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Blockchain

Tin tức liên quan