Tìm hiểu khả năng hòa giải ở Palestine

Tìm hiểu khả năng hòa giải ở Palestine

Giảng viên RMIT Việt Nam và nhà làm phim Tiến sĩ Bryan Urbsaitis vừa thăm Palestine để tìm hiểu xem liệu quy trình hòa giải cuối cùng có thể hàn gắn khu vực bị chia cắt bởi chiến tranh không.

Bên cạnh việc tham dự hội nghị của Liên đoàn Ramallah Mỹ tại Palestine, TS Urbsaitis còn dành thời gian đi thực địa ghi hình các trạm kiểm soát dọc 'bức tường apartheid', cơ sở hạ tầng và con người Palestine.

TS Urbsaitis áp dụng nghiên cứu trước đây của mình về vai trò của hòa giải hậu chế độ apartheid Nam Phi vào tình hình ở Palestine.

Ông nói: “Dù chưa hoàn thiện, mô hình hòa giải ở Nam Phi vẫn được hoan nghênh rộng rãi như một câu chuyện thành công. Và ở mức độ này, người Palestine lấy cảm hứng từ tình huống thiếu bình đẳng dường như không lối thoát tương tự, theo đó, quyền con người và công bằng rốt cuộc chiến thắng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.

“Có thể không diễn ra sớm, nhưng trong tương lai, từ góc độ hòa giải, giải pháp thống nhất đất nước dường như nên được cân nhắc như một lựa chọn khả thi”.

Tiến sĩ Bryan Urbsaitis đứng trước bức tường apartheid chia cắt Palestine và Israel. Tiến sĩ Bryan Urbsaitis đứng trước bức tường apartheid chia cắt Palestine và Israel.

Là giảng viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT Việt Nam, TS Urbsaitis cho biết ông đưa nghiên cứu về hòa giải vào phương pháp dạy kể chuyện của mình.

Ông chia sẻ: “Tôi ra bài tập cho sinh viên, yêu cầu các em tham quan một trong ba bảo tàng ở TP. Hồ Chí Minh: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh hoặc Dinh Độc lập, và ghi nhận cách các bảo tàng trở thành công cụ giáo dục và hòa giải”.

“Sinh viên học môn Đàm phán xem xét vai trò của hòa giải và hàn gắn sau khoảng thời gian mâu thuẫn quốc tế kéo dài. Sinh viên học môn châu Á hiện đại tư duy phản biện về cách Việt Nam bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa và phát triển quốc tế”.

“Nhiều sinh viên có thể viết và thực hiện các tác phẩm báo chí ngắn dựa trên phỏng vấn đã thực hiện và những đoạn phim quay khi tham quan bảo tàng”.

TS Urbsaitis tiếp tục kết nối nghiên cứu trước đây với các dự án hiện tại, mong muốn đưa cách kể chuyện và đem tiếng nói đến cho những ai “không thể tự lên tiếng”.

Ông xem Việt Nam như một mô hình quan trọng của hòa giải cho những nước như Palestine: “Đất nước này có nhiều điều cần học từ bài học hòa giải của Việt Nam – một quốc gia biến mình như ngọn đèn dẫn đường về phát triển kinh tế , giáo dục và hợp tác quốc tế thành công, chào đón những người có nền tảng khác nhau qua quá trình quốc tế hóa sau hàng thập kỷ chịu thống trị và ách đô hộ của nhiều thế lực ngoại bang”.

Ông là tác giả cuốn sách Người hàn gắn bị thương và Mệt mỏi trong hòa giải: Tìm kiếm công bằng xã hội và Phát triển bền vững ở Nam Phi, đã được xuất bản bằng bốn ngôn ngữ và hiện đang được dịch ra tiếng Việt.

Bài: Daniel Eslick

  • Nghiên cứu
  • Quốc tế

Tin tức liên quan