Hội nghị quy tụ thành phần tham dự đa dạng, bao gồm đại diện của các trường quốc tế và song ngữ, các trường đại học, trường mầm non và công lập. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần và các bệnh viện cũng tham dự sự kiện. Năm nay còn có sự tham gia tích cực từ các tổ chức phi chính phủ. Thành phần tham dự đông đảo và đa dạng từ các lĩnh vực nêu bật cam kết ngày càng lớn đối với sức khỏe trẻ em và an toàn học đường ở Việt Nam.
Sự kiện gồm hai nhóm chủ đề chính gồm sức khỏe tâm thần và khả năng phục hồi, và an toàn học đường. Khách tham dự được nghe sáu bài tham luận và tham gia vào 63 phiên thảo luận chia ra ba khung thời gian diễn ra đồng thời, cùng các phiên thảo luận mở dành để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.
Nhóm chủ đề sức khỏe tâm thần và khả năng phục hồi đã tìm hiểu các yếu tố chính thúc đẩy khả năng phục hồi ở thanh thiếu niên và những phương thức mà chuyên gia, gia đình và các tổ chức giáo dục có thể thực hiện. Các phiên thảo luận tập trung vào những can thiệp hiệu quả đối với các vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến mà thanh thiếu niên Việt Nam gặp phải.
Nhóm chủ đề an toàn học đường đem đến các phiên thảo luận về các thực hành nhằm đảm bảo an toàn học đường ở các mức độ và hình thức khác nhau, từ dạy thanh thiếu niên về an toàn trực tuyến đến xử lý các trường hợp liên quan đến đối tượng này, cũng như các chính sách và chương trình được triển khai toàn trường cần thiết để xây dựng môi trường và văn hóa học đường an toàn. Các phiên thảo luận bàn về nhu cầu của thanh thiếu niên khuyết tật, thuộc cộng đồng LGBTQ và các nhóm dễ bị tổn thương khác ở Việt Nam.
Các phiên thảo luận diễn ra bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, cho khách tham dự cơ hội tiếp cận với nhiều chủ đề hơn và tạo tác động sâu rộng hơn. Bài trình bày và ghi âm sẽ chia sẻ cho đại chúng vào cuối tháng 3 trên trang web của hội nghị.