Lễ phát động quy tụ đại diện các doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ và hoạt động nổi bật trong lĩnh vực phát triển bền vững trong lĩnh vực phát triển bền vững như Bosch Việt Nam, Panasonic Việt Nam, Rize và Dầu nhớt Motul. Sự kiện đánh dấu khởi đầu cho một hành trình đào tạo, kết nối và phát triển năng lực nghề nghiệp xanh cho sinh viên từ năm 3 trở lên đến từ các trường đại học trên toàn quốc.
Cuộc thi do phòng Phát triển bền vững Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG-HCM (IU), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM (USSH-VNUHCM) và Trường Đại học Việt Đức (VGU). Mục tiêu chương trình nhằm trang bị cho sinh viên tư duy bền vững toàn diện và kỹ năng giải quyết vấn đề liên ngành, thông qua mô hình giáo dục tiên tiến kết hợp giữa học thuật và thực tiễn doanh nghiệp.
Giáo dục vì phát triển bền vững đang trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực xanh, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đối mặt với biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và bất bình đẳng xã hội. SIC mang đến mô hình giáo dục liên ngành, nơi sinh viên không chỉ học lý thuyết chuẩn quốc tế được xây dựng bởi Đại học RMIT mà còn được tiếp cận với các bài tập tình huống thực tiễn do doanh nghiệp cung cấp. Sinh viên sẽ học về các nguyên lý của hệ thống bền vững, áp dụng tư duy thiết kế và phân tích hệ thống để xây dựng giải pháp cho các thử thách thực tế.
Cuộc thi Tác động bền vững (SIC) được xây dựng như một hành trình phát triển toàn diện qua sáu giai đoạn: đào tạo tư duy bền vững – tọa đàm chuyên đề – phát triển ý tưởng – huấn luyện chuyên sâu – trình bày giải pháp – triển khai thực tiễn. Ngay từ giai đoạn đầu, sinh viên được học các kiến thức nền tảng về phát triển bền vững dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên liên trường đến từ Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG-HCM, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM, Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Tân Tạo, và nội dung được chuyển giao từ chương trình quốc tế của RMIT Việt Nam.
Các doanh nghiệp như Bosch Việt Nam, Panasonic Việt Nam, Rize và Dầu nhớt Motul đóng vai trò đối tác chính, không chỉ cung cấp đề bài thực tế mà còn đồng hành xuyên suốt chương trình: tham gia tọa đàm, chia sẻ chuyên môn và cố vấn cho sinh viên trong các giai đoạn phát triển giải pháp. Những ý tưởng tiềm năng nhất sẽ được triển khai thử nghiệm trong doanh nghiệp, mở ra cơ hội thực tập có trả lương cho sinh viên.
Chương trình kỳ vọng thu hút 200 sinh viên tham gia, triển khai 4 giải pháp thực tế trong môi trường doanh nghiệp đối tác, và tạo ra ít nhất 20 cơ hội thực tập. Thông qua đó, chương trình giúp sinh viên áp dụng kiến thức bền vững vào thực tế, phát triển tư duy sáng tạo và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau.
“Tư duy bền vững không chỉ là một lựa chọn, mà là lợi thế cạnh tranh thiết yếu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Thông qua Sustainability Impact Challenge, sinh viên được trao cơ hội tích hợp bền vững vào sự nghiệp, phát triển kỹ năng tư duy hệ thống, giải quyết vấn đề liên ngành và đổi mới sáng tạo - những năng lực ngày càng được các nhà tuyển dụng ưu tiên,” bà Trịnh Thị Ánh Phường, Quản lý phòng Phát triển bền vững, Đại học RMIT Việt Nam, cho biết.
Với sự hợp tác chiến lược giữa các trường đại học và doanh nghiệp, SIC 2025 không chỉ là một cuộc thi học thuật mà còn là bước đệm quan trọng để sinh viên tiếp cận thị trường lao động xanh và bền vững. Các ý tưởng khả thi sẽ được tiếp tục phát triển trong môi trường doanh nghiệp, tạo điều kiện để sinh viên ứng dụng tư duy bền vững vào thực tế ngành nghề và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Với sự hợp tác chiến lược giữa các trường đại học và doanh nghiệp, SIC 2025 không chỉ là một cuộc thi học thuật mà còn là bước đệm quan trọng để sinh viên tiếp cận thị trường lao động xanh và bền vững. Các ý tưởng khả thi sẽ được tiếp tục phát triển trong môi trường doanh nghiệp, tạo điều kiện để sinh viên ứng dụng tư duy bền vững vào thực tế ngành nghề và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
“Tham gia SIC năm ngoái là một trải nghiệm đáng nhớ, giúp chúng em kết nối với các bạn từ nhiều ngành học khác nhau, mở rộng góc nhìn và học hỏi lẫn nhau một cách ý nghĩa. Đặc biệt, cơ hội đối thoại trực tiếp với các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu đã mang đến nhiều bài học thực tiễn quý giá về kinh doanh và phát triển bền vững”, Bạn Vũ Hoàng Ngân, sinh viên năm cuối ngành Tài chính, Đại học RMIT Việt Nam, chia sẻ.
SIC 2025 hiện đang mở đơn đăng ký đến hết ngày 16/05/2025, sinh viên từ năm 3 trở lên (đã hoàn thành ít nhất 5 kì học chính thức) tại các trường đại học trên toàn quốc có thể đăng ký tham gia tại trang thông tin chính thức.
Đại học RMIT Việt Nam vui mừng chào đón Giáo sư Scott Thompson-Whiteside trong vai trò Tổng giám đốc mới, đánh dấu kỷ niệm 25 năm nhà trường đóng góp cho sự nghiệp học tập, phát triển và cộng đồng tại Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là bước quan trọng đến với cánh cổng đại học, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra về việc kỳ thi này có phản ánh đúng năng lực thực sự của học sinh và giúp các em chuẩn bị tốt cho các thách thức sau này hay không.
Đại học RMIT duy trì vị trí trong nhóm 125 trường đại học hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng QS World University Rankings mới nhất. Đây là hệ thống xếp hạng thường niên có tầm ảnh hưởng lớn về thứ hạng các trường đại học trên thế giới.
Đại học RMIT Việt Nam vừa công bố mở rộng hợp tác chiến lược với Katalon nhằm phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số và kỷ nguyên AI.