Phú cảm kích với những hỗ trợ mà bạn nhận được với tư cách là một trong những sinh viên thụ hưởng các hoạt động của chương trình này.
“Khởi đầu hành trình học tại RMIT, ELA đã hỗ trợ tôi phát triển Kế hoạch Học tập công bằng, trong đó bao hàm những điều chỉnh về điều kiện học của tôi, chẳng hạn như gia hạn thời gian nộp bài và được nhân viên thuộc chương trình SA hỗ trợ”, Phú chia sẻ.
“Nhân viên chương trình SA không chỉ giúp tôi ghi chép bài giảng trên lớp mà còn giúp tôi vận hành máy quay trong khoảng thời gian tôi học môn phim kỹ thuật số, trong đó có bài tập cá nhân yêu cầu tôi phải tự quay và dựng một đoạn phim”.
Cũng trong chương trình học, Phú và các bạn cùng lớp còn sản xuất ra bản nháp cho các bộ phim hoạt hình tự sản xuất cùng với Liên minh Phòng chống buôn bán người (AAT) nhằm hỗ trợ tổ chức phi chính phủ này cung cấp nội dung giáo dục phòng ngừa cho các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và bé gái. Sau 12 tuần học, từ buổi họp đầu tiên đến các buổi lên ý tưởng và phát triển đồ họa, Phú và nhóm của mình đã trình bày ý tưởng về bản nháp, phương pháp kể chuyện và phát triển đồ họa với đại diện từ AAT và các thầy cô.
Phú cho biết cậu bạn chịu trách nhiệm phát triển nhân vật và hoạt họa.
“Dùng phong cách vẽ nét mảnh, chúng tôi đã kể câu chuyện về một anh xích lô ở một khu xóm nọ, người sử dụng siêu năng lực bắn chữ viết để bảo vệ trẻ em và phụ nữ”, Phú nói.
Sau nhiều năm dùng các dịch vụ của Phòng Chăm sóc sức khỏe, Phú hiểu hơn về bản thân và sức khỏe tâm thần, và thậm chí còn dùng điều này để xem xét lại mọi thứ xảy ra với mình và ba mẹ mình trong nhiều năm dưới một lăng kính khác.
Phú nói: “Hiểu biết về sức khỏe tâm thần là điều lớn nhất tôi thụ hưởng được từ các dịch vụ của Phòng Chăm sóc sức khỏe. Nó trấn an tôi rằng luôn có ai đó sẵn sàng giúp đỡ miễn là tôi yêu cầu”.
“Thật không dễ dàng gì khi có một người khuyết tật trong gia đình. Mối quan hệ giữa tôi và ba mẹ nhờ những hiểu biết này mà đã cải thiện đáng kể. Tôi thư giãn hơn và học được cách thưởng thức hành trình. Tôi hiểu rằng những gì xảy đến không định nghĩa nên con người tôi”.
Phú không chỉ bày tỏ lòng biết ơn với đội ngũ nhân viên Phòng Chăm sóc sức khỏe, cán bộ giảng viên trường và bạn bè, mà còn tới những ai mà cậu bạn có cơ duyên gặp gỡ trên suốt hành trình với RMIT.
Với các bạn tân khoa tốt nghiệp cùng khóa, Phú nói: “Hãy ra ngoài thế giới rộng lớn ngoài kia và thử xem cái gì được, cái gì không và đừng quên tận hưởng niềm vui trên hành trình đó nhé”.
Tầm nhìn vượt xa thị lực
Tân khoa khiếm thị và sinh viên nhận Học bổng Chắp cánh ước mơ RMIT, Vòng Minh Nhi tự hào với tấm bằng cử nhân Truyền thông chuyên nghiệp mà cô bạn vừa nhận được.