Đại học RMIT ra mắt hai ngành học mới tại cơ sở Hà Nội

Đại học RMIT ra mắt hai ngành học mới tại cơ sở Hà Nội

Sinh viên mong muốn lấy bằng cử nhân tiêu chuẩn quốc tế về Quản trị doanh nghiệp thời trang hoặc Kỹ sư phần mềm có thể học tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT, từ tháng 10/2023.

Cả hai chương trình đã gặt hái được thành công tại cơ sở Nam Sài Gòn của trường trong nhiều năm.

Đây là hai ngành học "ngách", thu hút sự quan tâm của các sinh viên có nhu cầu học tập và định hướng nghề nghiệp rất cụ thể. Tuy nhiên, hiếm có trường nào tại khu vực phía Bắc đào tạo quốc tế chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu này.

Quyết định ra mắt hai ngành học là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, trò chuyện cùng các bậc cha mẹ, các em học sinh tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc, và có sự tham vấn từ đối tác doanh nghiệp, cũng như xây dựng chương trình dựa trên sự cố vấn từ các chuyên gia trong ngành.

Chương trình Cử nhân Quản trị doanh nghiệp thời trangKỹ sư (Kỹ thuật Phần mềm) RMIT sẽ đi kèm với các suất học bổng trị giá 50% học phí tại cơ sở Hà Nội.

sinh viên và giảng viên thời trang Chương trình Cử nhân Quản trị doanh nghiệp thời trang đào tạo những lãnh đạo sáng tạo cho ngành công nghiệp thời trang đương đại.

Sau khi xem xét các yếu tố như tăng trưởng GDP, gia tăng tầng lớp trung lưu, nhu cầu nhân sự với năng lực ứng dụng công nghệ và chuyên môn cao, Đại học RMIT nhận thấy ngành thời trang và kỹ sư phần mềm có tiềm năng to lớn để mở rộng phát triển tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành thời trang Việt Nam ước tính đạt 2,36 tỉ đô la Mỹ vào năm 2023. Ngành này cũng được dự kiến sẽ sở hữu tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,09% trong giai đoạn 2023-2027.

Theo học ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT, sinh viên sẽ tích lũy được đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành lãnh đạo sáng tạo trong ngành công nghiệp thời trang đương đại. Chương trình học tập trung vào các mô hình kinh doanh bền vững và xây dựng hiểu biết về thiết kế và phát triển sản phẩm, phân phối và bán lẻ sản phẩm, quản trị quan hệ khách hàng và truyền thông.

Sinh viên sẽ được tham gia vào nhiều dự án và có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp thời trang hàng đầu như Louis Vuitton, H&M, iBasic, Uniqlo, v.v.

Các cơ sở của RMIT ở Australia và các đối tác trên khắp thế giới như London College of Fashion (Vương quốc Anh), Fashion Institute of Technology (Hoa Kỳ) và Amsterdam Fashion Institute (Hà Lan) cũng luôn chào đón sinh viên RMIT theo chương trình trao đổi.

Bốn sinh viên trong phòng học với máy tính Chương trình Kỹ sư phần mềm Đại học RMIT góp phần đáp ứng nhu cầu lao động trong nước thông qua việc cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhiều lựa chọn công việc đa dạng.

Trong lĩnh vực công nghệ, nhu cầu tuyển dụng ở Việt Nam tiếp tục ở mức cao bất chấp làn sóng sa thải hàng loạt ở nhiều công ty công nghệ lớn trên toàn cầu.

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm TP. Hà Nội, các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) có nhu cầu tuyển dụng 12.000 - 15.000 việc làm trong quý 1/2023, tập trung vào các công việc đòi hỏi chuyên môn cao như phát triển phần mềm.

Báo cáo thị trường CNTT Việt Nam - Tech Hiring 2022 của TopDev dự báo từ năm 2022 - 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập trình viên/kỹ sư hằng năm.

Làn sóng đầu tư nước ngoài cũng mang đến nhiều cơ hội, khiến thị trường lao động CNTT Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong vài năm trở lại đây, những "gã khổng lồ" trong ngành công nghệ như Qualcomm Technologies, Google, Apple đã mở văn phòng đại diện hoặc nhà máy tại Việt Nam; Samsung Việt Nam và LG xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội; tập đoàn CNTT hàng đầu của Ấn Độ HCL Technologies duyệt kế hoạch đầu tư dài hạn vào Việt Nam tại Hưng Yên.

Chương trình Kỹ sư phần mềm Đại học RMIT góp phần đáp ứng nhu cầu lao động trong nước bằng cách đào tạo kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhiều lựa chọn công việc đa dạng, từ kỹ sư lập trình front-end và back-end, kỹ sư lập trình phần mềm nhúng trong đa ứng dụng như xe điện, nhà thông minh, dây chuyền sản xuất hàng loạt... đến kỹ sư phần mềm, nhà phát triển game, chuyên viên phân tích dữ liệu, kỹ sư trí tuệ nhân tạo, kỹ sư học máy, v.v.

Sinh viên tốt nghiệp từ ngành này cũng sẽ sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế bởi chương trình học được công nhận bởi Hiệp hội Kỹ sư Australia, thành viên của Liên hiệp Kỹ sư quốc tế. Nhờ đó, sinh viên tốt nghiệp sẽ đủ điều kiện làm việc ở vị trí kỹ sư tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Ngoài ra, với tấm bằng Danh dự (Honours) của ngành Kỹ sư phần mềm, nếu tốt nghiệp loại xuất sắc, sinh viên có cơ hội đăng ký học thẳng chương trình tiến sĩ mà không phải thông qua chương trình thạc sĩ.

Tìm hiểu thêm và các chương trình cử nhânhọc bổng của RMIT.

Bài: Đỗ Ngọc Thủy và Hoàng Minh Ngọc

  • Thời trang

Tin tức liên quan