COVID-19 truyền cảm hứng cho các buổi nói chuyện môi trường Ngày Trái đất chuyển sang kỹ thuật số

COVID-19 truyền cảm hứng cho các buổi nói chuyện môi trường Ngày Trái đất chuyển sang kỹ thuật số

Các buổi trò chuyện năm nay về môi trường lấy cảm hứng từ sự kiện Ngày Trái đất thường niên trên toàn cầu đã chuyển sang trực tuyến để tiếp tục truyền tải những bài nói quan trọng về việc xây dựng một Việt Nam sạch và xanh hơn.

news-covid-19-inspires-earth-day-environmental-talks-to-go-digital 1 Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID Việt Nam (hàng dưới cùng, phải), nhấn mạnh vào nhu cầu cấp thiết cần hành động vì biến đổi khí hậu tại buổi trò truyện trực tuyến khai mạc chuỗi trò chuyện trực tuyến nhân Ngày Trái đất do Đại học RMIT Việt Nam và Việt Nam Sạch và Xanh tổ chức.

Mười tám buổi trò chuyện trực tuyến đa dạng từ các nhà nghiên cứu, những người làm công tác giáo dục, các nhà hoạt động môi trường, doanh nhân và những bạn trẻ trong nước và quốc tế, những người đầy nhiệt huyết về môi trường, đã diễn ra vào cuối tháng 4.

Các diễn giả đã chia sẻ suy nghĩ, công trình nghiên cứu và số liệu về các chủ đề đầy cảm hứng như kiến tạo lối sống không xả rác, hành động vì khí hậu, sống xanh, và những tác động của việc kinh doanh với khí hậu và môi trường

Phiên khai mạc đã nhấn mạnh vào nhu cầu cấp thiết phải hành động vì biến đổi khí hậu – thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt, đồng thời cũng là thông điệp chính của Ngày Trái Đất 2020.

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID Việt Nam, cho biết hiện có rất nhiều ứng dụng thực tế giúp Việt Nam tạo ra nguồn năng lượng sạch để ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Với tiến bộ công nghệ, các hộ gia đình có thể tự sản xuất ra năng lượng mặt trời trên mái nhà với chi phí hợp lý vì giá thành lắp đặt điện mặt trời đã giảm 60-80% trong những năm qua”, bà nói. “Năng lượng mặt trời vừa có thể làm mát căn nhà, vừa sản xuất ra điện năng, và cũng góp phần vào ứng phó với biến đối khí hậu chung tay cùng các cơ quan ban ngành và cộng đồng”.

news-covid-19-inspires-earth-day-environmental-talks-to-go-digital 2 Bà Thư Vũ, cựu sinh viên Ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang RMIT Việt Nam, đã đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của ngành công nghiệp thời trang.

Trong một buổi trò chuyện khác, Bà Thư Vũ, cựu sinh viên Ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang RMIT Việt Nam đồng thời là nhà sáng lập CDR Việt Nam, đã đề cập đến ảnh hưởng tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường.

“Cần 2.700 lít nước để sản xuất đủ bông chỉ để tạo ra một chiếc áo phông. Con số này khiến tôi bị choáng”, bà Thư chia sẻ. “Công nghiệp thời trang tiêu thụ 93 tỉ mét khối nước, khối lượng đủ để cung cấp cho năm triệu người mỗi năm. Còn lượng khí nhà kính như CO2 do ngành công nghiệp thời trang thải ra chiếm 10% tổng lượng khí thải toàn cầu”.

Bà Thư tiếp tục đề xuất các giải pháp giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó có việc mua quần áo có thể phân hủy được, tái chế hoặc dùng quần áo đã qua sử dụng để “giúp tiết kiệm nước và giảm lượng khí thải CO2.

news-covid-19-inspires-earth-day-environmental-talks-to-go-digital 3 Ông Nguyễn Hữu Nhân, giảng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam và đồng sáng lập Việt Nam Sạch và Xanh, đã trình bày về ý tưởng “không xả rác”.

Là người đầy nhiệt huyết về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Hữu Nhân, giảng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn tại Đại học RMIT Việt Nam và đồng sáng lập tổ chức Việt Nam Sạch và Xanh, cho biết chuỗi các buổi trò chuyện trực tuyến đã góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Ông còn chia sẻ rằng trong bốn năm qua nhà trường đã tham gia tổ chức nhiều sự kiện cộng đồng nhân Ngày Trái đất, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Các buổi trò chuyện trực tuyến này do cán bộ giảng viên và sinh viên RMIT Việt Nam phối hợp cùng Việt Nam Sạch và Xanh tổ chức, nhằm đánh dấu kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất vào 22/4.

Bài: Lê Mộng Thúy

  • Phát triển bền vững
  • Thời trang
  • Quốc tế
  • Cộng đồng
  • Sự kiện

Tin tức liên quan