Bộ GD&ĐT và RMIT tổ chức hội thảo về Khung năng lực số cho người học

Bộ GD&ĐT và RMIT tổ chức hội thảo về Khung năng lực số cho người học

Hơn 400 chuyên gia đã tham dự hội thảo toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển năng lực số cho người học trong giáo dục đại học tại Việt Nam

Hội thảo tập trung vào triển khai Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT về việc ban hành Khung năng lực số cho người học. Khung năng lực này thiết lập chuẩn quốc gia thống nhất về kỹ năng số, bao gồm sáu lĩnh vực và 24 năng lực thành phần, từ khai thác thông tin, an toàn mạng đến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có trách nhiệm.

Được tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn của Đại học RMIT Việt Nam vào ngày 11/7/2025, hội thảo thu hút hơn 400 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, bao gồm lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện các trường đại học trong và ngoài nước, chuyên gia quốc tế, cùng các doanh nghiệp công nghệ như IIG, Katalon, KMS Technology and NAB Vietnam.

Giáo sư Scott Thompson-Whiteside – Tân Tổng Giám đốc Đại học RMIT Việt Nam – phát biểu khai mạc hội thảo, nhấn mạnh cam kết đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao năng lực số cho người học. Giáo sư Scott Thompson-Whiteside – Tân Tổng Giám đốc Đại học RMIT Việt Nam – phát biểu khai mạc hội thảo, nhấn mạnh cam kết đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao năng lực số cho người học.

Hội thảo là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.

Là đơn vị tiên phong trong đổi mới chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm ứng dụng công nghệ, RMIT luôn nỗ lực kết nối học thuật với thực tiễn thông qua việc kết hợp kiến thức số tiên tiến với năng lực lãnh đạo, học tập trải nghiệm và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, nhằm chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng bước vào nền kinh tế số.

Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo – phát biểu tại hội thảo, khẳng định vai trò tiên phong của giáo dục đại học trong triển khai Khung năng lực số. Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo – phát biểu tại hội thảo, khẳng định vai trò tiên phong của giáo dục đại học trong triển khai Khung năng lực số.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư Scott Thompson-Whiteside - Tân Tổng Giám đốc Đại học RMIT Việt Nam - tái khẳng định cam kết của RMIT trong việc đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình đổi mới giáo dục. “Trong bối cảnh giáo dục đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, khung năng lực số mang đến cơ hội lớn để tích hợp các phương pháp học tập bao trùm, linh hoạt và định hướng tương lai vào giảng dạy”, Giáo sư chia sẻ.

“Tại RMIT, chúng tôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ mới vào các mô hình học tập linh hoạt – từ trực tuyến, kết hợp đến đa phương thức – nhằm hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm học tập và tăng khả năng tiếp cận. Chúng tôi tự hào hợp tác cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao năng lực số cho người học trên toàn quốc”.

Các chuyên gia, lãnh đạo giáo dục và đại diện doanh nghiệp công nghệ thảo luận tại phiên đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm triển khai Khung năng lực số trong thực tiễn giảng dạy và đào tạo. Các chuyên gia, lãnh đạo giáo dục và đại diện doanh nghiệp công nghệ thảo luận tại phiên đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm triển khai Khung năng lực số trong thực tiễn giảng dạy và đào tạo.

Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh giá trị chiến lược của Khung năng lực trong việc định hướng phát triển giáo dục Việt Nam phù hợp với yêu cầu của kỷ nguyên số: “Giáo dục đại học cần đóng vai trò tiên phong trong việc trang bị năng lực số cho người học – không chỉ để thích ứng với bối cảnh đang thay đổi nhanh chóng, mà còn để hướng tới mục tiêu dài hạn: từng bước khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong lĩnh vực này cả trong nước và trên bình diện quốc tế”.

Ông cho rằng, việc triển khai Khung năng lực số đòi hỏi các cơ sở giáo dục cần chủ động lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của mình – từ thiết kế môn học riêng, đào tạo đội ngũ giảng viên đến xây dựng hệ thống đánh giá năng lực. “Đây không chỉ là một giải pháp kỹ thuật, mà cần được xem là một chiến lược phát triển bền vững nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực cạnh tranh của sinh viên trong nền kinh tế số”, ông nói.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau hội thảo, cùng cam kết hợp tác triển khai Khung năng lực số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học Việt Nam. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau hội thảo, cùng cam kết hợp tác triển khai Khung năng lực số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học Việt Nam.

Tại hội thảo, RMIT cũng chia sẻ các sáng kiến thực tiễn trong việc tích hợp năng lực số vào chương trình đào tạo, công tác đánh giá và phát triển chuyên môn cho giảng viên. Trong bài phát biểu, Giáo sư Sherman Young – Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng trường (phụ trách Giáo dục) và Phó giám đốc Đại học RMIT – nhấn mạnh cách tiếp cận của nhà trường trong việc lồng ghép các công nghệ mới, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tăng tính cạnh tranh của sinh viên trên thị trường lao động.

Xuyên suốt chương trình, các đại biểu đã cùng chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và giải pháp xoay quanh việc triển khai Khung năng lực số trong giáo dục đại học. Nhiều trường đại học trên cả nước trình bày các bước triển khai bước đầu – từ thiết kế lại chương trình đào tạo, phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng số, đến nâng cao năng lực số cho đội ngũ giảng viên. Những thảo luận tại hội thảo cho thấy sự chuyển dịch rõ nét từ định hướng chính sách sang hành động thực tế, với mục tiêu đưa các chiến lược giáo dục số vào bối cảnh cụ thể của từng cơ sở và từng nhóm người học.

Lãnh đạo RMIT gặp gỡ đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ và các trường đại học tham dự hội thảo.  Lãnh đạo RMIT gặp gỡ đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ và các trường đại học tham dự hội thảo.

Các yếu tố then chốt cho thành công cũng được chỉ ra: sự dẫn dắt mạnh mẽ từ lãnh đạo, cam kết của toàn thể nhà trường, đầu tư dài hạn cho phát triển chuyên môn, cùng một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ. Nhiều đại biểu cũng kêu gọi tăng cường hợp tác giữa cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp để đảm bảo rằng năng lực số không chỉ là một dự án nhất thời, mà là nền tảng xuyên suốt trong giáo dục đại học.

Hội thảo khép lại với cam kết chung từ các bên tham gia: bảo đảm mọi người học – bất kể ngành học hay hoàn cảnh – đều được trang bị đầy đủ kiến thức, công cụ và tư duy đạo đức để phát triển trong một thế giới ngày càng số hóa. Hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, RMIT, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở giáo dục đại học sẽ là nền tảng vững chắc thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học, đồng thời góp phần định hình một thế hệ người học bản lĩnh, sáng tạo, và làm chủ công nghệ, sẵn sàng kiến tạo tương lai số cho Việt Nam.

Bài: Quân Đinh

Tin tức liên quan