Nghiên cứu cho thấy Việt Nam cần nhiều phụ nữ ở vị trí lãnh đạo hơn để cạnh tranh trên trường quốc tế

Nghiên cứu cho thấy Việt Nam cần nhiều phụ nữ ở vị trí lãnh đạo hơn để cạnh tranh trên trường quốc tế

Trên thế giới, phụ nữ chiếm khoảng 50% lực lượng lao động, nhưng chỉ số ít trong đó nắm giữ các vị trí lãnh đạo. Thực trạng này cũng ứng với Việt Nam, dù đây làm một trong những quốc gia có tỉ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động cao nhất thế giới.

Các nghiên cứu viên từ Đại học RMIT gồm Tiến sĩ Matthew McDonald, Truc Do và Susan Mate đã tìm hiểu về những rào cản và những nhân tố thúc đẩy phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở cả Úc và Việt Nam. 

Tiến sĩ Matthew McDonald là một trong những nghiên cứu viên hàng đầu về chủ đề rào cản ngăn phụ nữ tiến tới nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở Việt Nam và Úc.  Tiến sĩ Matthew McDonald là một trong những nghiên cứu viên hàng đầu về chủ đề rào cản ngăn phụ nữ tiến tới nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở Việt Nam và Úc.

Cô Trúc cho biết: “Một trong những rào cản chính mà phụ nữ Việt Nam gặp phải đến từ văn hóa của tổ chức thường bị chi phối bởi nam giới. Nhiều cơ quan nhà nước ở Việt Nam hoạt động như những ‘lồng sắt’ để giữ cho cơ cấu tổ chức và văn hóa theo đúng tôn ti trật tự, đậm tính công chức và gia trưởng”.

Tư tưởng Nho giáo trong xã hội Việt Nam khiến người ta tin rằng nam giới là những lãnh đạo bẩm sinh, còn phụ nữ thì không. “Khuôn mẫu và định kiến về giới vẫn còn phổ biến”, cô bổ sung thêm. “Phụ nữ vẫn được xem là lãnh đạo cấp dưới so với nam giới. Nhiều phụ nữ ở Việt Nam tiếp tục cảm thấy bị ép buộc phải đảm đương những vai trò truyền thống dành cho mình, ví dụ như, chấp nhận rằng sự nghiệp của chồng nên được ưu tiên hơn của họ và họ phải đảm đương hết việc nhà như nấu ăn, dọn dẹp và chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con cái và bố mẹ già”.

Cô giải thích rằng cố vấn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ giúp phụ nữ nhắm đến các vị trí lãnh đạo. Cô nói: “Được hướng dẫn, một cố vấn nữ có kinh nghiệm hơn có thể thách thức lối suy nghĩ rằng họ không thích hợp làm lãnh đạo như cách đàn ông làm, của đồng nghiệp trẻ hơn”. 

Nghiên cứu viên Đại học RMIT Truc Do tin rằng nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trên trường quốc tế, nước này cần tận dụng mọi nguồn nhân lực hiện có. Nghiên cứu viên Đại học RMIT Truc Do tin rằng nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trên trường quốc tế, nước này cần tận dụng mọi nguồn nhân lực hiện có.

“Điều cần làm là tăng hiểu biết của phụ nữ Việt Nam về vấn để giới nhằm tạo ra phong trào xã hội chú trọng thách thức những khuôn mẫu và phân biệt đối xử cả ngoài xã hội lẫn trong các tổ chức”, cô Trúc nói.

Bên cạnh đó, do phụ nữ thành thị Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của khuynh hướng toàn cầu hóa, họ sẽ bắt đầu “thách thức và định hình lại các quy chuẩn xã hội về giới tính”.

“Có thêm phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo là một vấn đề phức tạp bao hàm các yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị, những điều cần thời gian và năng lượng để thay đổi”, cô Trúc nhấn mạnh.

Cô tin rằng thay đổi thái độ là điều quan trọng thúc đẩy phát triển Việt Nam cả về xã hội lẫn kinh tế. Cô nói: “Phụ nữ đại diện cho 50% năng lực trí tuệ của Việt Nam, vì vậy nếu muốn cạnh tranh trên trường quốc tế, đất nước cần tận dụng mọi nguồn nhân lực hiện có”.

Bài: Jamila Ahmed 

16/09/2019

Chia sẻ

  • Nghiên cứu
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan