Đưa nghệ sĩ vẽ minh họa có tiếng đến với RMIT

Đưa nghệ sĩ vẽ minh họa có tiếng đến với RMIT

Tác phẩm của ba nghệ sĩ vẽ minh họa người Việt đã được đưa về trưng bày tại cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT Việt Nam. Đây là một phần trong nỗ lực của trường nhằm nâng cao vị thế cho ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo.

Triển lãm Câu chuyện tình yêu hiện có mặt tại Phòng trưng bày Lygon (cơ sở Nam Sài Gòn, RMIT Việt Nam) giới thiệu tác phẩm của Mr. Phan in the Woods, KAA and Trần Nguyễn Trung Tín - đều là những nghệ sĩ vẽ minh hoạ trong nước rất có tiếng và được đánh giá cao.

Từ trái sang phải, các nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày tại triển lãm Câu chuyện tình yêu: KAA, Mr. Phan in the Woods và Trần Nguyễn Trung Tín cùng ông Martin Constable, Quyền chủ nhiệm bộ môn Thiết kế (Truyền thông số) từ Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam. Từ trái sang phải, các nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày tại triển lãm Câu chuyện tình yêu: KAA, Mr. Phan in the Woods và Trần Nguyễn Trung Tín cùng ông Martin Constable, Quyền chủ nhiệm bộ môn Thiết kế (Truyền thông số) từ Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam.

Quyền chủ nhiệm bộ môn Thiết kế (Truyền thông số) từ Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, ông Martin Constable chính là người đứng ra tổ chức triển lãm. Ông chia sẻ: “Chúng tôi có chuyên ngành vẽ minh họa trong ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo và chúng tôi đang xem xét phát triển chuyên ngành này. Trong những nội dung mà khoa truyền tải, vẽ mình họa là mảng có thể mang hơi thở bản địa nhất – nghệ sĩ vẽ minh họa người Việt rất độc đáo và khẳng định được đẳng cấp… chất Việt Nam thể hiện rất rõ qua tác phẩm của các nghệ sĩ minh họa có tranh trưng bày nơi đây”.

Trong quá trình lên kế hoạch cho buổi triển lãm, ông Constable đã trò chuyện cùng sinh viên vẽ minh họa xem các bạn thích nghệ sĩ nào trong mảng này và nghệ sĩ nào được các bạn đánh giá “ngầu nhất”. Các thầy cô tham gia tổ chức triển lãm cũng tìm kiếm những nghệ sĩ minh họa có quy trình sáng tác thú vị vì đây là phần quan trọng sinh viên cần học hỏi.

Các bức vẽ thể hiện rõ nét khác biệt trong tranh của nghệ sĩ Việt mà vẫn không đánh mất nét hiện đại trong đó.  Các bức vẽ thể hiện rõ nét khác biệt trong tranh của nghệ sĩ Việt mà vẫn không đánh mất nét hiện đại trong đó.

“Lắng nghe sinh viên thì luôn có kết quả tốt”, ông chia sẻ. “Ngoài thành quả của các nghệ sĩ này, chúng tôi còn trưng bày quy trình sáng tác của họ, ý tôi là thể hiện cách họ bắt đầu một tác phẩm, tại sao họ chọn vẽ chì – những loại chi tiết quan trọng mà các nghệ sĩ trẻ cần biết vì họ có thể hơi ngây thơ và nghĩ rằng một tác phẩm nghệ thuật có thể tự nảy ra nếu họ nghĩ về nó thật nhiều”, ông Constable giải thích.

Ba nghệ sĩ vẽ minh họa rất nhiệt tình tham gia và dành thời gian cho ban tổ chức. Họ còn cho phép nhóm từ RMIT đến thăm nơi làm việc và cũng chính là nhà của họ.

“Tất cả những điều này có hơi bất thường với họ vì ở Việt Nam khách thường ít thăm viếng nơi làm việc của các nghệ sĩ, trong khi ở những nơi khác đây là hoạt động hoàn toàn bình thường”, ông Constable chia sẻ.

Câu chuyện tình yêu, tên của triển lãm, đến từ cảm xúc mà tác phẩm của các nghệ sĩ mang lại và cũng là chủ đề mà nhiều bạn sinh viên ưa thích.

Quyền chủ nhiệm bộ môn Thiết kế (Truyền thông số) RMIT Việt Nam, ông Martin Constable chia sẻ rằng ông hy vọng các bạn sinh viên sẽ rút ra nhiều điều hơn thực tế rằng các bạn có cơ hội được thưởng lãm tác phẩm nguyên bản của thần tượng. Quyền chủ nhiệm bộ môn Thiết kế (Truyền thông số) RMIT Việt Nam, ông Martin Constable chia sẻ rằng ông hy vọng các bạn sinh viên sẽ rút ra nhiều điều hơn thực tế rằng các bạn có cơ hội được thưởng lãm tác phẩm nguyên bản của thần tượng.

Sinh viên chúng tôi thích những thứ vui vẻ, rạng rỡ, các bạn thích vẽ những cô g các câu chuyện tình yêu có vẻ là chủ đề thích hợp để thu hút các bạn”, ông nói.

Cuối cùng, ông hy vọng sinh viên sẽ rút ra nhiều điều hơn thực tế rằng các bạn có cơ hội được thưởng lãm tác phẩm nguyên bản của thần tượng. Ông quay lại với tầm quan trọng của quy trình sáng tác: “Nghệ sĩ vẽ phát thảo trên một mẩu giấy quá nhỏ nên người này sẽ mở rộng bằng cách dán thêm mảnh giấy khác vào phía trên và phía dưới, đây là cách sáng tác rất cổ điển”, ông Constable giải thích. “Nếu sáng tác trên một thiết bị số, điều này không thành vấn đề, và chúng tôi cho các bạn sinh viên thấy điều này vì muốn cho các bạn thấy bằng chứng của việc cân nhắc lựa chọn hình thức sáng tác”.

Bài: Michael Tatarski

  • Triển lãm
  • Nghệ thuật

Tin tức liên quan