Sách mới của giảng viên RMIT Việt Nam về thực tế hình ảnh

Sách mới của giảng viên RMIT Việt Nam về thực tế hình ảnh

Thầy Martin Constable, giảng viên khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, vừa hoàn thành cuốn sách nghiên cứu về cách tranh vẽ và ảnh chụp hòa trộn với nhau trong thời đại kỹ thuật số, và tác động của điều này đến màu sắc chúng ta thấy trong các tác phẩm này.

Thầy Martin Constable giới thiệu sách của ông đến sinh viên, cán bộ giảng viên và giới truyền thông tại một sự kiện của Khoa Truyền thông và Thiết kế nhân Ngày đọc sách Thế giới 23/4. Thầy Martin Constable giới thiệu sách của ông đến sinh viên, cán bộ giảng viên và giới truyền thông tại một sự kiện của Khoa Truyền thông và Thiết kế nhân Ngày đọc sách Thế giới 23/4.

Với tựa đề Xiaoyan Zhang: Dùng vi tính hoá để chuyển các giá trị thẩm mỹ từ tranh vẽ sang ảnh chụp (Xiaoyan Zhang: Computational Approaches in the Transfer of Aesthetic Values from Paintings to Photograph), sách nghiên cứu cách hiệu ứng kỹ thuật số biến đổi những gì chúng ta thấy ngày nay.

Thầy Constable cho biết: “Khi xem bộ phim như phim Chúa tể những chiếc nhẫn, hầu hết những thứ bạn thấy trên màn ảnh chưa bao giờ tồn tại trước ống kính máy quay. Chúng được dựng lên. Và thậm chí khi bạn xem một bộ phim không đòi hỏi nhiều hiệu ứng hình ảnh, màu sắc trong phim cũng được xử lý khác hơn nhiều so với thời điểm quay”.

Điều này, thầy Constable giải thích, rất khác so với 30 năm trước, khi các nhà làm phim quay gì thì người xem sẽ thấy chính xác điều đó trên màn ảnh.

“Ngày nay, có nhiều thứ được xử lý sau thời điểm quay”, thầy Constable nói thêm. “Tôi đang nói về làm phim, nhưng bạn cũng có thể liên hệ tới những ứng dụng trên điện thoại thông minh với chức năng chỉnh sửa hình ảnh. Không còn việc bắt đúng hình ảnh thật nữa; nó sẽ luôn được chỉnh sửa”.

Do đó, thầy chỉ rõ, làm phim và nhiếp ảnh đang dần dần giống hội hoạ, loại hình nghệ thuật mà hoạ sĩ kiểm soát mọi chi tiết được đưa lên giấy vẽ.

“Vì chúng ta có thể thay đổi mọi mặt của một bức ảnh, nên chúng ta có thể sẽ làm thế. Điều đó biến chúng ta thành hoạ sĩ vì khoảnh khắc chúng ta thay đổi bức ảnh dù chỉ chút ít, chúng ta đã trở thành hoạ sĩ”, thầy nói.

Quyển sách là kết quả hợp tác giữa thầy Constable – một nghệ sĩ – và các kỹ sư. Sách trình bày chi tiết cách dùng phương pháp vi tính để chuyển những giá trị thẩm mỹ trong một bức tranh vào một tấm ảnh chụp.

Thầy Constable giải thích: “Sinh ra trong gia đình có truyền thống kỹ thuật, tôi hứng thú thể hiện cách nghệ sĩ tư duy chuẩn xác theo ngôn ngữ máy tính. Tôi luôn cảm thấy một bức tranh có một nửa là phi lý trí, trong khi nửa còn lại thì theo luật lệ và quy tắc”.

Dù phần lớn là về kỹ thuật như thị giác máy tính và mỹ thuật vi tính, quyển sách cũng có ích với sinh viên và những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật muốn nâng cao hiểu biết về màu sắc.

“Màu sắc vô cùng phức tạp, thậm chí nghệ sĩ tài giỏi nhất cũng hiểu mơ hồ về nó”, thầy cho biết. “Sau thời gian dài làm việc với các kỹ sư, hiểu biết về màu sắc của tôi bớt mơ hồ hơn, và tôi mong, ở một mức độ nào đó, có thể truyền đạt sự thông hiểu này đến với sinh viên của mình”.

Thầy Constable dạy nhiều môn học tại RMIT Việt Nam, trong đó có hội hoạ, hội hoạ kỹ thuật số, lịch sử nghệ thuật, hiệu ứng thị giác và vẽ mỹ thuật. Thầy Constable dạy nhiều môn học tại RMIT Việt Nam, trong đó có hội hoạ, hội hoạ kỹ thuật số, lịch sử nghệ thuật, hiệu ứng thị giác và vẽ mỹ thuật.

Thầy Constable khai thác những chủ đề này trong nhiều môn thầy dạy tại RMIT Việt Nam như hội hoạ, hội hoạ kỹ thuật số, lịch sử nghệ thuật, hiệu ứng thị giác và vẽ mỹ thuật.

Thầy cũng hướng dẫn cho nhiều sinh viên mỹ thuật đầy hoài bão trong các dự án của môn Dự án Truyền thông số cuối chương trình – một môn học mở chuyên sâu ở cuối chương trình Cử nhân Thiết kế (Truyền thông số).

Bài: Michael Tatarski và Lê Thanh Phương

  • Nghệ thuật
  • Nghiên cứu
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan