Dự án sinh viên nêu bật trải nghiệm học tập thực tế

Dự án sinh viên nêu bật trải nghiệm học tập thực tế

Tại sự kiện Giao lưu kết nối với doanh nghiệp diễn ra ngày 16/5 ở TP. Hồ Chí Minh, hai dự án sinh viên được tuyên dương đã thể hiện rõ ưu tiên của RMIT Việt Nam dành cho phương pháp học tập và đánh giá dựa trên thực tế.

Dự án học tập thực tế đem đến những trải nghiệm giúp sinh viên thay đổi bằng cách giúp các bạn phát triển những kỹ năng cần thiết cho các ngành nghề thông qua những tình huống, ví dụ và vấn đề cụ thể trong ngành.

Hơn 30 dự án như vậy đã được trưng bày tại sự kiện nói trên, trong đó có năm dự án được trao giải “Dự án sinh viên xuất sắc nhất” do hơn 100 chuyên gia trong ngành bình chọn.

Sinh viên Trần Văn Minh giải thích làm thế nào để Hệ thống Cây thông minh tự tưới vườn khi độ ẩm trong đất xuống thấp. Sinh viên Trần Văn Minh giải thích làm thế nào để Hệ thống Cây thông minh tự tưới vườn khi độ ẩm trong đất xuống thấp.

Trần Văn Minh, Nguyễn Siêu Bơ và Nguyễn Huy Cường là những sinh viên ngành Công nghệ Thông tin là một trong những nhóm thắng cuộc với dự án Hệ thống Cây thông minh.

Minh giải thích: “Dự án là một hệ thống tưới sân vườn tự động khi độ ẩm trong đất xuống thấp. Chúng tôi có những dãy cảm biến độ ẩm trong đất, độ ẩm không khí và nhiệt độ. Những thiết bị này liên tục gửi dữ liệu về môi trường đến máy chủ”.

Người dùng có thể theo dõi dữ liệu được thể hiện qua những biểu đồ dễ đọc trên website hoặc trên ứng dụng điện thoại. Khi cần, họ có thể nhấn nút mở hoặc tắt nước trong vườn.

Một nhóm thắng cuộc khác gồm có Lê Hải Dung, Trần Hoàng Phương Anh, Trần Hà Nguyên Tâm và Ngô Thụy Ngọc Thảo, tất cả đều là sinh viên năm cuối ngành Truyền thông (Truyền thông chuyên nghiệp). Dự án SOUL của các bạn khai thác vấn đề trầm cảm và sức khoẻ tâm thần một cách rất đặc biệt.

SOUL, một trong năm nhóm chiến thắng, thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức mọi người về trầm cảm. SOUL, một trong năm nhóm chiến thắng, thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức mọi người về trầm cảm.

Trên bảng poster của dự án là trái tim bị thiếu một nửa. Bạn có thể chọn bổ khuyết nửa còn lại bằng mảnh ghép ‘Có tôi ở đây với bạn’, hoặc ‘Hãy suy nghĩ tích cực’ để đáp lời một người khi họ nói rằng họ đang trầm cảm.

Khi bạn chọn câu sau, nam châm sẽ đẩy mảnh ghép này ra khỏi poster, trong khi câu đầu tiên được hút dính vào poster. Nhóm nghĩ ra ý tưởng này để truyền tải thông điệp: suy nghĩ tích cực vẫn chưa đủ để chữa trị trầm cảm.

Phương Anh chia sẻ: “Chúng tôi thấy khi ai đó nói rằng ‘Tôi bị trầm cảm’ trên Facebook thì sẽ có nhiều bình luận như ‘Bạn chắc không?’ hoặc ‘Tôi hiểu cảm giác đó, tôi đã từng như vậy, hãy suy nghĩ tích cực lên’. Điều này nguy hiểm và có thể tổn thương người đang bị trầm cảm”.

Tâm giải thích rằng trầm cảm lâm sàng, một loại trầm cảm do sự mất cân bằng chất trong cơ thể, không thể chữa trị chỉ bằng cách suy nghĩ tích cực.

Tâm và thành viên trong nhóm vui mừng khi nhận được giải thưởng, không chỉ vì giải thưởng thể hiện rõ nỗ lực của các bạn.

“Chúng tôi vui vì mọi người thực sự lắng nghe dự án của chúng tôi và bắt đầu quan tâm hơn đến trầm cảm”, Tâm giải thích. “Một trong những lý do chúng tôi chọn chủ đề này vì ở Việt Nam rất nhiều người không biết về sức khoẻ tâm thần và trầm cảm. Tôi nghĩ họ sẽ mở lòng nếu chúng ta bắt đầu nói về nó”.

Ba dự án thắng cuộc còn lại là A Great Tale, Thai Le Design và Care to Action.

Bài: Michael Tatarski

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Thành tích
  • Dự án sinh viên

Tin tức liên quan