Trong thành phố của người mắc chứng khó đọc

Trong thành phố của người mắc chứng khó đọc

Một sinh viên RMIT Việt Nam đã xây dựng dự án thực tế ảo đưa người dùng vào thế giới của những người mắc chứng khó đọc.

Với mong muốn tăng hiểu biết về chứng khó đọc cho cộng đồng, Thành phố của người mắc chứng khó đọc của Phan Hoàng Thái Châu cho người dùng trải nghiệm những khó khăn mà người mắc chứng khó đọc phải đối mặt khi đọc tên đường và tìm hướng đi.

Bạn sinh viên ngành Thiết kế (Truyền thông số) chia sẻ: “Chứng khó đọc là một dạng rối loạn học tập thể hiện qua việc khó khăn trong nhận biết con chữ và trong một số trường hợp khó nhận biết biểu tượng toán học. Chứng khó đọc không liên quan gì đến trí thông minh”.

“Tôi thấy được liên hệ giữa những khả năng mà công nghệ thực tế ảo có thể đem đến và khó khăn trong nhận diện chữ viết của người mắc chứng khó đọc. Công nghệ thực tế ảo có thể cho người dùng cảm nhận khác nhau về hình khối và hình ảnh”, Châu giải thích thêm.

Những chữ bị đứt đoạn trên các bảng hiệu trong Thành phố của người mắc chứng khó đọc. Những chữ bị đứt đoạn trên các bảng hiệu trong Thành phố của người mắc chứng khó đọc.

Thành phố của người mắc chứng khó đọc, một trong hai dự án của Châu trong môn Thiết kế tương tác nâng cao, đã đem đến cho cô bạn cơ hội có một tuần trải nghiệm những công nghệ tăng cường thực tế ảo và thực tế ảo mới nhất tại Đại học Công nghệ Auckland ở New Zealand.

Giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế ông Ondris Pui cho biết Châu được Trung tâm Xuất sắc kỹ thuật số của trường chọn vì dự án của bạn kết hợp hiệu quả giữa công nghệ với nghệ thuật để nói đến một vấn đề xã hội cần.

Ông nói: “Trong các dự án của Châu, tăng cường thực tế ảo được dùng để hỗ trợ các em nhỏ bị chứng khó đọc học từ mới, trong khi đó thực tế ảo được dùng để giúp người chơi có thể thấu cảm và hiểu về chứng khó đọc”.

Sinh viên ngành Thiết kế (Truyền thông số) Phan Hoàng Thái Châu muốn phổ biến hiểu biết về chứng khó đọc ở Việt Nam. Sinh viên ngành Thiết kế (Truyền thông số) Phan Hoàng Thái Châu muốn phổ biến hiểu biết về chứng khó đọc ở Việt Nam.

Về tính ứng dụng của dự án, ông Pui cho biết: “Trong tương lai gần, chúng tôi dự kiến sẽ để người dùng tải ứng dụng về điện thoại. Với kính thực tế ảo giá rẻ như Google Cardboards, người dùng có thể trải nghiệm chứng khó đọc là như thế nào”.

Châu nghĩ chuyến đi đến New Zealand giúp cô bạn tự tin lên nhiều: “Tôi thêm tự tin khi có người không chỉ coi trọng vẻ ngoài của dự án, mà còn về cách tôi lên ý tưởng cũng như dự định đằng sau dự án đó”, cô bạn chia sẻ.

“Tôi muốn phổ biến hiểu biết về chứng khó đọc ở Việt Nam. Sinh viên mắc chứng khó đọc vẫn thông minh như các bạn khác, các bạn chỉ cần một chút hỗ trợ từ cộng đồng”, Châu nhấn mạnh. Hiện cô bạn đang trong giai đoạn hoàn thiện toàn bộ Thành phố của người mắc chứng khó đọc.

Hoàng Hà 

  • Thành tích
  • Dự án sinh viên
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan