Sinh viên ngành Thiết kế chứng minh “Thiết kế in còn sống mãi”

Sinh viên ngành Thiết kế chứng minh “Thiết kế in còn sống mãi”

Mười hai dự án sách của sinh viên ngành Thiết kế với chủ đề “Thiết kế in còn sống mãi” đạt chuẩn để đưa vào bộ sưu tập của thư viện Đại học RMIT Việt Nam.

Trong môn học Thiết kế chuyên môn học kỳ 3 năm 2016, mỗi sinh viên được yêu cầu tự thực hiện một ấn phẩm, sách ảnh hoặc các dạng thiết kế in khác.

Sau khi giảng viên khóa học này - cô Stefanie Neukirchen trao đổi cùng Trưởng thư viện - cô Clare O’Dwyer, thư viện RMIT Việt Nam quyết định đưa 12 tác phẩm xuất sắc nhất vào bộ sưu tập giá trị của trường.

Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế, cho biết dự án này thể hiện sự chú trọng vào chất lượng và khác biệt của khoa.

Ông nói: “Chúng tôi khuyến khích sinh viên không chỉ cho ra đời những tác phẩm ưu tú mà còn phải mang tính thực nghiệm”.

Bộ sưu tập các tác phẩm thực hiện trong môn học này gồm sách thiếu nhi, tuyển tập truyện ngắn và thơ, cùng những ấn phẩm thiết kế và nghệ thuật khác.

Sinh viên, cựu sinh viên và nhân viên RMIT Việt Nam tại cả hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội có thể đến thư viện mượn những ấn phẩm này từ giữa tháng 4/2017.

“Lòng trắc ẩn trong Chú đại bi” của Phạm Đăng Khiêm gồm những câu chuyện cổ mang giá trị đạo đức sâu sắc. Sách giành giải Nhất trong dự án “Thiết kế in còn sống mãi”. Khiêm mong bạn đọc sẽ tìm thấy tình thương, bình yên và những giá trị ý nghĩa giữa bận rộn chốn thị thành. “Lòng trắc ẩn trong Chú đại bi” của Phạm Đăng Khiêm gồm những câu chuyện cổ mang giá trị đạo đức sâu sắc. Sách giành giải Nhất trong dự án “Thiết kế in còn sống mãi”. Khiêm mong bạn đọc sẽ tìm thấy tình thương, bình yên và những giá trị ý nghĩa giữa bận rộn chốn thị thành.
“Ba người láng giềng” của Hong Ji Min là sách ảnh thông tin đầy sáng tạo chỉ ra những điểm khác nhau giữa ba quốc gia châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác phẩm thể hiện một số mặt đặc trưng của từng quốc gia như văn hóa, ẩm thực, trang phục truyền thống và võ thuật. “Ba người láng giềng” của Hong Ji Min là sách ảnh thông tin đầy sáng tạo chỉ ra những điểm khác nhau giữa ba quốc gia châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác phẩm thể hiện một số mặt đặc trưng của từng quốc gia như văn hóa, ẩm thực, trang phục truyền thống và võ thuật.
Họ làm gì khi ta ngủ say? Sách ảnh “9 giờ tối” của Trần Khải Hoàn giúp các em nhỏ trả lời câu hỏi này qua các câu chuyện về cuộc sống về đêm của sinh vật cũng như những người làm việc ca đêm. Họ làm gì khi ta ngủ say? Sách ảnh “9 giờ tối” của Trần Khải Hoàn giúp các em nhỏ trả lời câu hỏi này qua các câu chuyện về cuộc sống về đêm của sinh vật cũng như những người làm việc ca đêm.
“Ăn Ngủ Thở với Sài Gòn” của Hoàng Hương Anh và Huỳnh Nguyễn Anh Trúc là hành trình khám phá những mặt tương phản của các chung cư cũ ở Sài Gòn, cũng như những người sống tại đó. “Ăn Ngủ Thở với Sài Gòn” của Hoàng Hương Anh và Huỳnh Nguyễn Anh Trúc là hành trình khám phá những mặt tương phản của các chung cư cũ ở Sài Gòn, cũng như những người sống tại đó.
Các tác phẩm hiện đang được trưng bày tại Thư viện Beanland, cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT Việt Nam, đến giữa tháng 4. Bạn đọc có thể mượn các tác phẩm này sau thời gian trưng bày. Các tác phẩm hiện đang được trưng bày tại Thư viện Beanland, cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT Việt Nam, đến giữa tháng 4. Bạn đọc có thể mượn các tác phẩm này sau thời gian trưng bày.

See “Print is not dead” book collection in the video below:

Thanh Phương

  • Triển lãm
  • Nghệ thuật

Tin tức liên quan