Chuyên gia thảo luận về thực tế khởi nghiệp trong ngành công nghệ

Chuyên gia thảo luận về thực tế khởi nghiệp trong ngành công nghệ

Bốn nhà khởi nghiệp có tiếng trong lĩnh vực công nghệ chia sẻ về những điều kiện để khởi nghiệp thành công tại Tuần lễ hướng nghiệp Đại học RMIT Việt Nam.

Phần thảo luận với sự góp mặt của bà Christy Le, Giám đốc điều hành Fossil Việt Nam – Misfit; ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành và Tài chính tại Shopee; ông Nguyễn Hải Triều, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của YouNet Media; và ông Lê Đức Huy, Trưởng bộ phận Nội dung số tại Tiki Corp, có đông đảo sinh viên và cựu sinh viên tham dự.

Ông Tuấn Anh yêu cầu mỗi người dự khán suy ngẫm xem bạn ấy có phải là kiểu người có thể khởi nghiệp.

Ông nói: “Thách thức là bạn có phải là người đưa ra quyết định không? Trong khung thời gian hạn hẹp và với số tiền có hạn, bạn có thể giải quyết được vấn đề mà bạn nghĩ mình có thể giải quyết không? Nếu bạn nghĩ bạn có thể làm được, bạn chính là người khởi nghiệp. Tôi khuyến khích những ai nghĩ theo cách này hãy trở thành người khởi nghiệp”.

 Từ trái sang phải: Tiến sĩ Edouard Amouroux, Trưởng ngành IT, Khoa Công nghệ, RMIT Việt Nam (người hướng dẫn thảo luận); ông Nguyễn Hải Triều, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của YouNet Media; bà Christy Le, Giám đốc điều hành Misfit (Fossil Việt Nam); ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành và Tài chính tại Shopee; và ông Lê Đức Huy, Trưởng bộ phận Nội dung số tại Tiki Corp. Từ trái sang phải: Tiến sĩ Edouard Amouroux, Trưởng ngành IT, Khoa Công nghệ, RMIT Việt Nam (người hướng dẫn thảo luận); ông Nguyễn Hải Triều, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của YouNet Media; bà Christy Le, Giám đốc điều hành Misfit (Fossil Việt Nam); ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành và Tài chính tại Shopee; và ông Lê Đức Huy, Trưởng bộ phận Nội dung số tại Tiki Corp.

Trong khi đó, bà Christy giải thích rằng làm việc cho một tổ chức lớn đem đến sự ổn định, nhưng khó chứng kiến sự thay đổi. Nói cách khác, khởi nghiệp phản ứng nhanh hơn rất nhiều.

Bà nói: “Nếu bạn muốn tiến nhanh, bạn muốn thấy nỗ lực của bản thân biến thành sản phẩm,… khởi nghiệp sẽ có thể là môi trường tốt hơn”.

Đề cập đến việc làm thế nào sinh viên có thể làm chủ, ông Triều khuyên: “Quan sát và học hỏi, nhìn, gặp gỡ mọi người, đến các hội thảo như buổi thảo luận này và tìm hiểu về những gì đang diễn ra. Tìm xem thị trường đang thiếu gì và bạn có thích điều đó không? Nếu bạn thích điều đó, hãy nói chuyện với người này người nọ, cố gắng tìm người có cùng đam mê và xây dựng kế hoạch”.

Tầm quan trọng của thất bại là chủ đề đáng chú ý vì người khởi nghiệp dễ phạm sai lầm.

Bà Christy nêu bật tầm quan trọng của học từ thất bại, nhắn nhủ với sinh viên rằng các em nên đón nhận thất bại vài lần. Bà chỉ rõ điều quan trọng là những gì diễn ra sau thất bại: “Bạn phải nghiêm túc chấp nhận thất bại để có thể trưởng thành từ đó. Thất bại nhanh, nhưng sau khi thất bại học hỏi từ đó và có trách nhiệm với thất bại”.

Bổ sung phần chia sẻ của bà Christy, ông Tuấn Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự đoán thất bại.

Ông thẳng thừng: “Nhiều người khởi nghiệp thất bại hơn thành công. Bạn có thể chấp nhận điều đó không? Bạn có thể chấp nhận bắt đầu kinh doanh và không thấy kết quả trong hai hoặc ba năm đi vào hoạt động không?”.

Hơn 100 sinh viên đã tham dự phần thảo luận của các chuyên gia, là một phần của Tuần lễ hướng nghiệp thứ hai trong năm nay tại RMIT Việt Nam.

Ông Melvin Fernando, từ phòng Tư vấn và Hướng nghiệp Đại học RMIT Việt Nam, cho biết: “Tuần lễ hướng nghiệp này tập trung đưa sinh viên các ngành bắt đầu theo đuổi công việc trong ngành kỹ thuật và công nghệ. Bên cạnh loạt thảo luận từ các chuyên gia, chúng tôi còn tổ chức Triển lãm nghề nghiệp giúp sinh viên kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng”.

Đại học RMIT Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đa dạng cho sinh viên, chuẩn bị cho các bạn tham gia thành công vào thị trường lao động và phát triển các kỹ năng quản lý nghề nghiệp hiệu quả.

Michael Tatarski

  • Bệ phóng khởi nghiệp
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Sự kiện

Tin tức liên quan