Thời trang Việt và những thách thức

Thời trang Việt và những thách thức

Tám chuyên gia ngành thời trang đã mở đầu sự kiện Sản xuất thời trang: Made in Vietnam bằng phần thảo luận sôi động về vị trí hiện nay và hướng phát triển ngành thời trang Việt Nam.

Giáo sư Robyn Healy, Trưởng khoa Thời trang và May mặc của Đại học RMIT Melbourne (Úc), chia sẻ: “Việc tổ chức Chuỗi hội thảo chuyên đề thời trang tại một quốc gia có nền kinh tế gia công, cũng như nhận biết về những gì đang và sẽ diễn ra tại đây là rất quan trọng”.

Giáo sư Healy đã dẫn dắt phần thảo luận và mời các chuyên gia bình luận về hướng đi của thời trang Việt, đặc biệt về việc liệu có sự khích lệ nào với các nhà thiết kế trẻ Việt Nam.

Giáo sư Robyn Healy dẫn dắt phần thảo luận của các chuyên gia ngành thời trang trong nước và quốc tế. Giáo sư Robyn Healy dẫn dắt phần thảo luận của các chuyên gia ngành thời trang trong nước và quốc tế.

Giám đốc tổ chức các chương trình thời trang Trần Thiện Hà Mi cho biết tại Việt Nam có nhiều nhà thiết kế trẻ nhưng chưa có một tổ chức hỗ trợ phát triển cũng như bảo vệ họ.

Bà nói: “Nếu một nhà thiết kế đưa sản phẩm của mình lên mạng, ngày hôm sau người ta sẽ bắt chước ngay. Tại Việt Nam, không có tổ chức nào bảo vệ sản phẩm trí tuệ của các nhà thiết kế này, cũng không có nguồn tiền nào dành để hỗ trợ họ”.

Sau khi chỉ ra ví dụ về những tổ chức đem đến học bổng và mời gọi các nhà thiết kế trẻ ở các thành phố khác trên khắp thế giới, Hà Mi mời những người dự khán cùng bà thành lập một tổ chức tương tự tại Việt Nam.

Giáo sư Ian King (thứ ba từ phải) nói về lịch sử và mục đích của Chuỗi hội thảo chuyên đề về thời trang (Fashion Colloquia). Giáo sư Ian King (thứ ba từ phải) nói về lịch sử và mục đích của Chuỗi hội thảo chuyên đề về thời trang (Fashion Colloquia).

Đồng tình với Hà Mi, người sáng lập thương hiệu Ipa-Nima Chirstina Yu chia sẻ thêm rằng các nhà thiết kế trẻ gặp khó khăn trong trưng bày sản phầm của mình.

“Ngoài Tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam, không có nhiều cơ hội cho các nhà thiết kế trình bày sản phẩm thời trang của mình. Tôi cũng thấy giá thuê mặt bằng tăng rất cao khiến các nhà thiết kế trẻ khó tự thuê được nơi trưng bày sản phẩm của mình”, bà Yu cho biết.

Giám đốc Phát triển kinh doanh của Zalora Võ Thị Bích Ngọc tin rằng hệ thống giáo dục Việt Nam cần thay đổi.

Bà nói: “Mọi người nghĩ rằng thời trang là điều gì đó hào nhoáng và chỉ dành cho sàn diễn, không phải là một công việc. Chúng ta cần có chương trình đào tạo tốt hơn để sinh viên hiều bản chất của thiết kế và đóng góp của công việc này cho xã hội”.

Phần thảo luận và các hoạt động sẽ tiếp tục diễn ra trong hai ngày tới với sự tham gia của các học giả, sinh viên và đại diện doanh nghiệp từ khắp thế giới.

Các thành viên khác góp mặt trong phần thảo luận gồm Giáo sư José Teunissen và Giáo sư Ian King từ London College of Fashion, và Matthew Roach và Van Ho Bao từ Parca Equipment Co., Melbourne.

Để biết thêm thông tin về Fashion Colloquia, vui lòng truy cập tại đây.

Howie Phung

  • Thời trang
  • Sự kiện

Tin tức liên quan