Bàn về giá và cách kể chuyện cho thương hiệu thời trang Việt

Bàn về giá và cách kể chuyện cho thương hiệu thời trang Việt

Nhóm chuyên gia từ nhiều lĩnh vực trong ngành thời trang Việt Nam đã quy tụ vào ngày thứ ba của Chuỗi hội thảo về ngành thời trang tại RMIT Việt Nam, nhằm thảo luận về thị trường cho thương hiệu Việt.

Phần thảo luận nhóm với sự góp mặt của các nhà thiết kế, bán lẻ, giới truyền thông và tiếp thị Việt Nam hiện đang hoạt động trong nước và quốc tế đều đồng tình rằng với thị trường nội địa chú trọng về giá, các thương hiệu mới sẽ khó cạnh tranh với những tên tuổi có tiếng trên thế giới mà vẫn đảm bảo thu hút người tiêu dùng trong nước.

Mya Kot, chủ nhãn hiệu túi xách Myakot, giải thích về những khó khăn khi vượt qua định kiến về giá trị của thị trường. Mya cho biết giá bán lẻ túi xách thiết kế của Myakot cao nhất khoảng 6,5 triệu đồng (tương đương 300 đô la Mỹ) và được định vị trong nhóm nhãn hàng trung lưu, nhưng với hầu hết người Việt giá này vẫn “quá đắt”. Điều này có nghĩa ngay cả khi hạ giá thành sản phẩm bà vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh cao ở cả thị phần hàng bình dân và cao cấp. “Tôi sẽ mua túi từ một nhà thiết kế trong nước hay đến Saigon Square mua một chiếc túi khác với giá vài trăm nghìn đồng?”, Mya đặt mình vào vị trí của khách hàng và hỏi.

Thảo luận nhóm về thị trường cho thương hiệu Việt. (Ảnh: Nguyễn Đặng Khuê Tú) Thảo luận nhóm về thị trường cho thương hiệu Việt. (Ảnh: Nguyễn Đặng Khuê Tú)

Lottie Delamain, Trưởng phòng Sáng tạo cấp cao đến từ chuỗi bán lẻ L’Usine ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh, đồng tình với chia sẻ của Mya. Bà cho biết dù nỗ lực hết sức, trên thực tế người tiêu dùng Việt vẫn hiếm khi tiêu tiền vào những thiết kế chưa có tiếng. Bà nói: “Kinh nghiệm cho thấy mọi người sẽ không sẵn sàng chi tiền cho một món hàng trừ khi đó là nhãn hiệu thật sự nổi tiếng và những ngôi sao họ yêu thích dùng chúng, hoặc món hàng có mức giá thật sự hợp lý”.

Giám đốc Truyền thông mạng xã hội của Social@Ogilvy Việt Nam bà Hà Nguyễn Thư An thẳng thắn hơn khi đề cập đến vấn đề này. Nói về nỗi ám ảnh với những thương hiệu cao cấp quốc tế của người mua, bà giao trách nhiệm lại cho những nhà thiết kế trẻ cùng khả năng “kết nối những dấu chấm” bằng việc kể cho người tiêu dùng nghe về câu chuyện của họ.

“Tại sao tôi phải trả 300 đô la Mỹ cho một món hàng không liên quan đến tôi và chẳng có tiếng tăm?”, bà bổ sung thêm trước khi so sánh với tên tuổi lớn như Louis Vuitton – thương hiệu mà ai cũng muốn “có” vì câu chuyện của họ đã quá phổ biến.

Liên quan đến vấn đề kể chuyện cho thương hiệu, Leroy Nguyen, một nhà thiết kế ở Úc thành công trên thị trường quốc tế, đồng tình với việc cần thiết xây dựng cái gọi là DNA cho thương hiệu.

Điển hình từ câu chuyện độc đáo của cá nhân ông đang được truyền tải toàn cầu, ông cũng khuyến khích những nhà thiết kế trẻ suy nghĩ về điều khiến họ khác biệt và điều gì tạo ra sự “độc đáo” cho họ.

Với sự góp mặt của những chuyên gia như Giám đốc Marketing của Zalora Vũ Hoàng Yến và Trưởng Ban biên tập Harper’s Bazaar Việt Nam Phạm Ngọc Lưu Uyên, ông cũng khuyến cáo rằng đừng nên cảm thấy áp lực mà liên tục thay đổi phong cách từ bộ sưu tập này sang bộ sưu tập khác: ”Bạn sẽ khiến khách hàng rối khi liên tục thay đổi như vậy”. Ông nói: “Những người chơi chủ chốt như Zalora sẽ khó đầu tư cho bạn vì họ không biết sản phẩm của bạn là gì và bạn cũng sẽ khó có được khách hàng thường xuyên vì họ không hiểu được định hướng mà thương hiệu bạn đang nhắm đến”.

Tham gia phần thảo luận còn có sự hiện diện của bà Linda Mai Phung đến từ Linda Mai Phung Designs.

Để biết thêm thông tin về Chuỗi hội thảo thời trang, vui lòng truy cập tại đây.

Jon Aspin

  • Thời trang
  • Sự kiện

Tin tức liên quan