Các nhà thiết kế tương lai học về tương tác thực tế

Các nhà thiết kế tương lai học về tương tác thực tế

Sinh viên ngành Thiết kế đang thực hiện các dự án có hình ảnh động nhờ sự hỗ trợ của một công ty Pháp cho phép RMIT dùng miễn phí phần mềm tương tác thực tế (augmented reality - AR) của họ.

Ứng dụng Augment của công ty Augment cho phép sinh viên chuyển hình ảnh của mô hình 3D vào điện thoại di động thông qua công nghệ tương tác thực tế (AR).

Giảng viên Ondris Pui từ Khoa Truyền thông và và Thiết kế cho biết sinh viên dùng Augment để tạo ra nội dung cho môn học kéo dài sáu tuần về tương tác thực tế trong truyền thông số.

Ông nói: “Thể hiện ý tưởng trong môi trường hoạt hình 3D với chữ và âm thanh giúp việc thiết kế trở nên thú vị hơn với sinh viên. Các công ty cũng có thể dùng công nghệ này cho thuyết trình và các chiến dịch tương tác”.

Fruity - Một sản phẩm tương tác thực tế của sinh viên            Fruity - Một sản phẩm tương tác thực tế của sinh viên

Các bạn sinh viên đã đưa ra nhiều ý tưởng rất sáng tạo trong đó có Eggy - trò chơi theo phong cách Tamagotchi của sinh viên Nguyễn Trần Thị Thảo và Historium - trò chơi tương tác về lịch sử của sinh viên Trương Thành Hưng.

Thảo và Hưng chia sẻ trước khi học môn này, cả hai đều chưa biết gì về công nghệ AR và phải mất thời gian để học, đặc biệt là về thiết kế 3D và lập trình. 

Eggy thật và tương tác thực tế Eggy thật và tương tác thực tế

Thú cưng ảo của Thảo – Eggy dành cho nữ sinh từ tiểu học đến trung học, đối tượng quen thuộc với công nghệ hiện tại và đang phát triển.

Thảo cho biết: “Qua Eggy, các em có thể học về trách nhiệm trong chăm sóc thú cưng ảo. Trò Tamagotchi nguyên mẫu chỉ giới hạn trong ba nút điều khiển và không có thông báo về tình trạng của thú cưng. Hầu như ngày nào thú cưng của tôi cũng chết vì thiếu chăm sóc trong lúc tôi đi học.

Eggy là món đồ chơi thật đi kèm với phiên bản ảo trên điện thoại di động. Hiện tôi đang phát triển mô hình thật có thể thông báo với người dùng về tình trạng của nhân vật. Mô hình này sẽ kết nối với ứng dụng qua Bluetooth và sẽ tỏa ra màu khác nhau ứng với tâm trạng của Eggy”, Thảo nói thêm.

Trương Thành Hưng chia sẻ bạn tạo ra Historium vì muốn các bé học lịch sử theo cách tự trải nghiệm, tương tác với những gì các bé học thay vì học vẹt. Mọi người thích các câu chuyện trong tiểu thuyết, phim, phim hoạt hình, game nhưng khi đề cập đến truyện lịch sử, họ lại ghét. Là một người thiết kế, tôi hiểu tầm quan trọng của lịch sử đối với tương lai. Đó là lý do tại sao tôi muốn thay đổi quan điểm, đặc biệt là quan điểm của các em nhỏ về lịch sử”. 

Sinh viên đang thực hiện dự án tương tác thực tế Sinh viên đang thực hiện dự án tương tác thực tế

Cả hai sinh viên tin rằng môn học sẽ giúp hai bạn trong công việc là một nhà thiết kế sau này.

Hưng chia sẻ: “Công nghệ Augmented Reality sẽ trở nên phổ biến trong thời gian ngắn. Tôi cần thích nghi với những thay đổi đang diễn ra trên thế giới cho công việc tương lai là một người thiết kế UI/ UX (tạm dịch là Giao diện người sử dụng/ Trải nghiệm người dùng). Tôi học được một điều rằng vấn đề ở đây không phải là công nghệ mà chính là lý do đằng sau đó: thiết kế và thể hiện”.

Bài: Sharon Webb

  • Kỹ thuật số
  • Dự án sinh viên

Tin tức liên quan