Hệ thống tưới tự động trong Internet Vạn Vật

Hệ thống tưới tự động trong Internet Vạn Vật

Một nhóm sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học RMIT Việt Nam đã tạo ra Hệ thống tưới tự động đáp ứng nhu cầu của những người làm vườn tại gia ngày càng tăng ở Việt Nam.

Nguyễn Sơn Hải Đăng, Bùi Việt Phương, Phạm Đức Thành và Trần Thạch Thảo là những sinh viên đứng đằng sau ý tưởng có tiềm năng thay đổi cách trồng cây tại nhà ở Việt Nam.

Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của các gia đình và nhân viên văn phòng trẻ tuổi muốn trồng cây tại nhà, bốn bạn đã cùng nhau tạo ra hệ thống giúp người trồng không cần phải luôn có mặt để chăm sóc cây, và nhiệm vụ tưới cây sẽ được tự động hóa.

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Đại học RMIT Việt Nam, (từ trái sang phải) Phạm Đức Thành, Bùi Việt Phương, Nguyễn Sơn Hải Đăng và Trần Thạch Thảo (ngồi) với Hệ thống tưới tự động tại Triển lãm nghề nghiệp và trưng bày dự án của sinh viên Khoa Công nghệ vào tháng 9/2016. Sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Đại học RMIT Việt Nam, (từ trái sang phải) Phạm Đức Thành, Bùi Việt Phương, Nguyễn Sơn Hải Đăng và Trần Thạch Thảo (ngồi) với Hệ thống tưới tự động tại Triển lãm nghề nghiệp và trưng bày dự án của sinh viên Khoa Công nghệ vào tháng 9/2016.

Đề xuất dự án của nhóm nêu rõ:

“Hệ thống tưới tự động cho phép người dùng tưới cây từ bất kỳ đâu có kết nối internet dùng điện thoạt thông minh hoặc trang web. Người dùng thiết lập máy bơm và cảm biến độ ẩm đơn giản trong một biểu đồ và kết nối với hệ thống đã cài đặt sẵn Raspberry Pi”.

Giảng viên hướng dẫn nhóm từ Khoa Công nghệ cô Anna Felipe giải thích: “Raspberry Pi là một máy tính nhỏ, một bảng mạch, điều khiển vi mạch đơn giản có thể điều khiển phần cứng. Trong trường hợp này, dùng Python như ngôn ngữ lập trình, hệ thống có thể điều khiển cảm biến độ ẩm cũng như động cơ. Cảm biến độ ẩm dò tìm xem đất có đạt độ ẩm cần thiết chưa và nếu độ ẩm dước mức này, Raspberry Pi sẽ bật động cơ bơm nước để tưới cây. Cùng lúc, Raspberry Pi sẽ gởi thông tin đến ứng dụng trên điện thoại và trang web”.

Theo cô Anna, quy trình có thể làm tự động hoặc bằng tay nên rất tiện khi người trồng cây phải đi xa, đặc biệt khi cân nhắc đến điều kiện thời tiết theo mùa ở Việt Nam.

Tuy hệ thống vẫn đang trong giai đoạn chạy thử, nhưng tính ứng dụng có thể thấy rõ và khả năng đưa vào kinh doanh rất lớn.

Nhóm đã dành thời gian nghĩ ra ý tưởng này khi được giao nhiệm vụ đưa ra giải pháp cho cuộc sống hiện đại ứng dụng Internet of Things (Internet của vạn vật) – ý tưởng kết nối vật thể hiện hữu, phương tiện giao thông, nhà cửa và các vật khác có thể trao đổi dữ liệu qua Internet. Đáng ngạc nhiên, dù ý tưởng đơn giản và thực dụng, hiện không có nhiều sản phẩm cạnh tranh với ý tưởng này.

Cô Anna cho biết nhiệm vụ của cô đơn thuần giới thiệu phần cứng cho sinh viên vì các em đã có kinh nghiệm phát triển phần mềm. Khi đưa vấn đề đến với nhóm, cô cung cấp cho các em công cụ cơ bản để tiếp tục và yêu cầu các em tiếp tục tập trung vào mặt tích cực: “Chúng ta có thể cải thiện điều này như thế nào? Hoặc, chúng ta có thể vượt qua vấn đề này như thế nào?”.

Nhóm đã dành hai tuần để nghiên cứu và mười tuần để thực hiện dự án.

Hiện cả bốn sinh viên đang đi thực tập theo yêu cầu của chương trình học tại RMIT Việt Nam.

Tham dự Ngày trải nghiệm công nghệ vào Chủ Nhật 16/10 và tương tác với các sản phẩm sáng tạo của sinh viên RMIT Việt Nam.

Bài: Jon Aspin

  • Cộng đồng

Tin tức liên quan