Tối ưu hóa trải nghiệm Thạc sĩ của bạn: Lời khuyên từ học viên RMIT!

Tối ưu hóa trải nghiệm Thạc sĩ của bạn: Lời khuyên từ học viên RMIT!

Dấn thân vào một chương trình Thạc sĩ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Cùng lắng nghe chia sẻ từ các học viên đã và đang theo học chương trình MBA và MIB. Tin rằng những lời khuyên hữu ích của họ sẽ giúp bạn có được khoảng thời gian học tập tối ưu tại lớp học Thạc sĩ RMIT!

Phạm Thị Lan Hương, học viên MBA tại RMIT Việt Nam Phạm Thị Lan Hương, học viên MBA tại RMIT Việt Nam

Phạm Thị Lan Hương, học viên MBA

Networking: Theo học chương trình thạc sĩ nói chung và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh nói riêng không chỉ là học từ giảng viên, quan trọng hơn, đó là cơ hội để bạn gặp gỡ và kết nối với những người bạn mới từ nhiều ngành nghề khác nhau. Mở rộng mạng lưới quan hệ trong quá trình học MBA sẽ rất hữu ích cho việc phát triển sự nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy tận dụng mọi cơ hội để gặp gỡ, kết nối với bạn học, giảng viên và những đại diện doanh nghiệp ở RMIT. Ví dụ, mình thường tham gia vào các buổi Định hướng dành cho Tân sinh viên (Induction/Welcome Day), hay các Hội thảo/Business talk do trường tổ chức.

Làm việc nhóm: Đa số các môn học trong chương trình MBA ở RMIT đều yêu cầu làm việc theo nhóm, và bạn sẽ cần có kỹ năng nghiên cứu, lập kế hoạch, làm việc nhóm hiệu quả để đạt kết quả cao. Bạn có thể tìm thấy những người bạn cùng nhóm thông qua các hoạt động networking được tổ chức đều đặn mỗi kỳ học. 

Tìm kiếm sự hỗ trợ: Bất cứ khi nào cảm thấy mình bị tụt lại hay gặp khó khăn trong quá trình học, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các anh chị nhân viên RMIT. Có thể nói ở đây bạn cần gì thì sẽ được hỗ trợ đó miễn là bạn phải chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ. Các thầy cô rất sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của bạn. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào liên quan tới việc chọn và đăng ký môn, phản hồi về việc học tập..., bạn đều có thể liên hệ với các anh/chị admin của chương trình. Ở Hà Nội, chị Châu là người luôn hỗ trợ hết mình bất cứ khi nào mình có câu hỏi.

Lê Thanh Tùng, học viên MBA tại RMIT Việt Nam Lê Thanh Tùng, học viên MBA tại RMIT Việt Nam

Lê Thanh Tùng, học viên MBA

Lên kế hoạch cho các deadline: Mỗi môn học bạn sẽ phải lên lớp liên tục 4 ngày và nạp vào một khối lượng kiến thức khổng lồ. Nhưng học xong 4 buổi đó không có nghĩa là xong. Deadline sẽ tới ngay sau đó và bạn cần lên kế hoạch nghiêm túc để hoàn thành các bài tập đúng deadline. Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả. Hãy chia nhỏ những việc bạn cần làm và hoàn thành từng chút một trong suốt quá trình học để không bị dồn đến thời điểm cuối cùng.

Chuẩn bị trước giờ lên lớp: Đây là một bí kíp quan trọng mà tôi áp dụng trong quá trình học MBA ở RMIT. Khi hệ thống Canvas (nền tảng học tập số của RMIT) được mở, bạn có thể truy cập vào các tài liệu môn học và có thể đọc trước những thông tin này trước giờ lên lớp. Hãy ghi lại những câu hỏi để lên lớp hỏi thêm từ giảng viên và bạn học. Hãy đọc trước yêu cầu của các bài tập/bài đánh giá để nắm rõ yêu cầu của từng bài vì deadline mỗi bài đều rất gấp. Đừng đợi nước đến chân mới nhảy.

Tận dụng mọi nguồn tài liệu có được: RMIT cung cấp mọi công cụ và tài liệu cần thiết để giúp bạn hoàn thành bài tập. Canvas là một công cụ vô cùng hữu dụng để giúp bạn theo dõi deadline và có đầy đủ mọi tài liệu của từng môn học. Thư viện RMIT cũng là một nguồn học liệu khổng lồ giúp bạn làm bài tốt.

Vũ Trần Khánh Ngọc, học viên MIB tại RMIT Việt Nam Vũ Trần Khánh Ngọc, học viên MIB tại RMIT Việt Nam

Vũ Trần Khánh Ngọc, học viên MIB 

Đọc trước bài học: Nhiều học viên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc này. Trong lớp học Thạc sĩ, học viên cần phải có những hiểu biết sơ bộ về chủ đề trước khi đến lớp và do đó việc đọc chuẩn bị là vô cùng cần thiết.

Đặt câu hỏi: Hãy nhờ giảng viên giúp bạn hiểu rõ về ứng dụng thực tế của các mô hình lý thuyết. Đừng bao giờ ngại đặt câu hỏi để học được cách vận dụng điều đã học vào công việc.

Quản lý thời gian: Đây có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất khi tham gia một chương trình Thạc sĩ. Hãy lập kế hoạch cho một ngày, lên danh sách việc cần làm ngay từ khi thức dậy và nghiêm túc hoàn thành. Duy trì việc này mỗi ngày bạn sẽ chủ động đạt được điều mình muốn.

Biết khi nào cần nghỉ ngơi: Nếu vừa học vừa làm, sẽ có lúc bạn cần chia sẻ khó khăn của mình với đồng nghiệp và giảng viên, nhất là khi lượng công việc và bài học trở nên quá lớn. Tôi đã từng nghĩ mình sẽ bị từ chối giúp đỡ khi nói ra, nhưng thực tế là cả đồng nghiệp lẫn giảng viên đều thấu hiểu khó khăn tôi gặp phải và hỗ trợ tôi hết mực.

Nguyễn Lê Hoàng Phúc, học viên MBA tại RMIT Việt Nam Nguyễn Lê Hoàng Phúc, học viên MBA tại RMIT Việt Nam

Nguyễn Lê Hoàng Phúc, học viên MBA

Tạo dựng quan hệ: Khuyến khích bạn dành thời gian tạo dựng những kết nối từ lớp học, bởi bạn sẽ khó có cơ hội như thế này ở bất kỳ nơi nào khác.

Tận dụng dịch vụ và cơ sở vật chất tại RMIT: Không thể phủ nhận rằng một khi đã đóng học phí chúng ta nên tận dụng toàn bộ những gì có sẵn, như một cách tối ưu hóa chi phí bỏ ra. Hãy tham gia các câu lạc bộ, gặp gỡ nhân viên trường và các sinh viên khác. Đặc biệt, nơi đầu tiên tôi ghé thăm chính là thư viện tuyệt vời ở RMIT!

Tư duy là chìa khóa cho hành trình phát triển: Nền tảng kiến thức có thể cũng quan trọng nhưng chính tư duy mới giúp bạn đi thật xa. Hãy đừng quên nuôi dưỡng đam mê, tự nhắc mình về ý nghĩa những điều mình hướng tới và biến thử thách thành động lực!

Chia sẻ

Tin tức liên quan