Quỹ đổi mới chiến lược

Quỹ đổi mới chiến lược của RMIT Việt Nam là một hình thức đầu tư vào Việt Nam và khu vực bằng nguồn kinh phí của chính Đại học RMIT Việt Nam.

Là một sáng kiến lớn được tài trợ bởi quỹ đầu tư chiến lược 250 triệu đô-la Australia thuộc RMIT Việt Nam, sáng kiến thách thức đổi mới chiến lược của RMIT Việt Nam hỗ trợ các ý tưởng, sáng kiến mới, có khả năng tạo tác động thực sự đến cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động, bằng cách đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội thịnh vượng của Việt Nam. 

 

Một chuỗi các cuộc thi sáng tạo sẽ được thực hiện từ năm 2023 để cán bộ giảng viên RMIT có thể đề xuất các sáng kiến hợp tác, sáng tạo cần được tài trợ thực hiện nhằm hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược của RMIT. Những dự án này đều phải phù hợp với Cam kết hành động của Đại học RMIT tại Việt Nam.

 

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Kết nối doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Hà Nội, cuộc thi này là minh chứng cho vị thế dẫn đầu của RMIT trong bốn lĩnh vực chính: công nghệ mới, thành phố thông minh và bền vững, đổi mới sáng tạo vì xã hội và hợp tác khu vực.

Các dự án được tài trợ

19 dự án dưới đây đã nhận được tài trợ sau vòng lựa chọn đầu tiên trong Cuộc thi đổi mới chiến lược của RMIT Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu về thành phố thông minh và bền vững khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, RMIT Việt Nam được thành lập với sứ mệnh dẫn dắt, điều phối và nâng cao năng lực nghiên cứu về thành phố thông minh và bền vững tại RMIT Việt Nam, đảm bảo tính kết nối với RMIT Melbourne và RMIT Châu Âu, trong đó các dự án tập trung vào Việt Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong giai đoạn 2024-2025, các dự án sẽ tập trung vào năng lực nghiên cứu của RMIT về thành phố thông minh và bền vững trong khung hợp tác nghiên cứu, đào tạo, và dự kiến mang lại nhiều kết quả tích cực đối với RMIT và các bên liên quan tại Việt Nam cũng như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cơ quan quản lý, doanh nghiệp tư nhân, cơ quan quốc tế và các trường đại học đối tác trong khu vực.

Liên hệ: Giáo sư Andrew Butt (trang web của RMIT Australia, tiếng Anh)

Dự án sẽ phát triển, triển khai nền tảng học tập trực tuyến tích hợp AI để đào tạo nội soi tiêu hóa, nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức của đội ngũ bác sĩ nội soi, từ đó tăng tỷ lệ phát hiện ung thư đường tiêu hóa.

Liên hệ: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy 

Với cách tiếp cận coi bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu, dự án này phát triển công nghệ dựa trên AI để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh tim mạch, diễn giải kết quả điện tâm đồ (ECG), tư vấn chuyên khoa và quản lý bệnh tim mạch thông qua các tài liệu giáo dục.

Liên hệ: Phó Giáo sư Đinh Ngọc Minh

Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án và giáo dục bệnh nhân bằng công nghệ Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) trong môi trường chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi là tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án, phát triển chatbot chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của AI, tăng tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân và các hành vi lành mạnh, từ đó giảm căng thẳng và cảm giác kiệt sức cho đội ngũ nhân viên y tế.

Liên hệ: Tiến sĩ Arthur Tang

Mối quan hệ hợp tác liên ngành này giữa đội ngũ nhân viên, sinh viên RMIT Việt Nam và RMIT Australia cùng các bên liên quan trong khối doanh nghiệp Việt Nam nhằm mục đích minh chứng thế mạnh của các phương pháp Thực hành sáng tạo với chuyển đổi kinh doanh trong bối cảnh nước biển dâng và môi trường sống bị thu hẹp do biến đổi khí hậu.

Liên hệ: Phó Giáo sư Jessica Wilkinson (trang web của RMIT Australia, tiếng Anh)

RMIT Việt Nam đặt mục tiêu hỗ trợ thực hiện cam kết trung hòa carbon đến năm 2060 của chính phủ Việt Nam bằng cách sử dụng thí điểm năng lượng tái tạo trong phân hiệu trường. Phối hợp với Ban quản lý tài sản của RMIT Việt Nam, sáng kiến này nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng xanh trong phân hiệu trường. Cụ thể, nhà trường dự kiến lắp đặt khoảng 500m2 tấm pin mặt trời trên mái các tòa nhà trong phân hiệu.

Liên hệ: Tiến sĩ Seng Kiong Kok  

Sáng kiến CyberSEA sẽ được thí điểm thực hiện vào năm 2024 để phát triển RMIT Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới về an toàn thông tin hàng đầu ở Đông Nam Á. Sáng kiến này hỗ trợ RMIT Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ mới và hợp tác khu vực. Dự án sẽ thực hiện hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ươm tạo cho các công ty khởi nghiệp và các sáng kiến giáo dục để phát triển lực lượng lao động chuyên nghiệp về an toàn thông tin. Dự án sẽ được thực hiện tại RMIT Việt Nam, có sự hợp tác với các tổ chức ở Australia và Đông Nam Á.

Liên hệ: Laki Kondylas (trang web của RMIT Australia, tiếng Anh)

Với mục tiêu tăng cường vị thế của RMIT Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo vì xã hội, dự án đề xuất sẽ xây dựng công cụ đối sánh để bất kỳ ai cũng có thể giám sát chỉ số công bố thông tin và đánh giá các hoạt động mua sắm bền vững của RMIT Việt Nam, phù hợp với cam kết của Thủ tướng Việt Nam về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Công cụ mới này cung cấp kiến thức, chuyên môn để hỗ trợ doanh nghiệp (nhà nước và tư nhân) thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Liên hệ: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (trang web của RMIT Australia, tiếng Anh)

Dự án nhằm mục đích xây dựng một nền tảng huy động nguồn lực cộng đồng dựa trên nền tảng đám mây, từ đó chia sẻ, đóng góp vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo vì xã hội, nhằm giải quyết những thách thức, vấn đề trong bối cảnh chuyển đổi số của Việt Nam. Nền tảng đổi mới sáng tạo mở (ROIP) của RMIT góp phần đổi mới sáng tạo vì xã hội bằng cách kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cộng đồng trong xây dựng giải pháp cho nhiều vấn đề khác nhau. Mục tiêu chính của ROIP là thúc đẩy sáng tạo, khai thác sức mạnh của cộng đồng để xác định các giải pháp tiềm năng và thúc đẩy phát triển bền vững trên nhiều lĩnh vực.

Liên hệ: Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Thuận

Dự án này sẽ phát triển một hệ thống phân tích nhằm nâng cao tính bền vững của hoạt động nông nghiệp dẫn, cải thiện năng suất, hạn chế tình trạng suy thoái đất, kiểm soát rủi ro dịch bệnh và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống giám sát và phân tích nông nghiệp-thủy sản thông minh (SAAMA) tích hợp các công nghệ mới như Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu không gian địa lý và mô hình thống kê để thu thập các thông tin nông nghiệp quan trọng.

Liên hệ: Phó Giáo sư Phạm Công Hiệp

Dự án này nhằm mục đích hồi sinh di sản thời trang dân tộc của Việt Nam bằng cách kết hợp thời trang dân tộc với các hoạt động đô thị bền vững, từ đó làm phong phú thêm hệ sinh thái thời trang của Việt Nam thông qua các nền tảng tài liệu hóa và kết nối tương tác. Sáng kiến này dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau: bảo tồn văn hóa, đổi mới trong giáo dục thời trang bền vững và phát triển lĩnh vực thời trang trong nước.

Liên hệ: Phó Giáo sư Donna Cleveland

Trung tâm SPARK là thành quả hợp tác giữa RMIT Việt Nam, Reactor Group và The Sentry, trung tâm sẽ được đặt tại tòa nhà The Sentry P, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm này nhằm mục đích thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh và đổi mới sáng tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển lực lượng lao động và doanh nghiệp số của Việt Nam đến năm 2030. Trung tâm SPARK hoạt động như một nền tảng hợp tác khu vực, quy tụ sinh viên, cựu sinh viên, cán bộ giảng viên RMIT cũng như đội ngũ chuyên gia trong ngành và chủ doanh nghiệp.

Liên hệ: Tiến sĩ Justin Xavier  

Dự án này sẽ sử dụng nền tảng học tập kỹ thuật số để nâng cao kỹ năng, kiến thức của sinh viên về AI trong các ngành công nghiệp sáng tạo. Dự án ưu tiên nâng cao kiến thức về AI trong môi trường giáo dục đại học và các lĩnh vực sáng tạo. Phù hợp với các lĩnh vực trọng tâm là 'đổi mới sáng tạo vì xã hội' và 'công nghệ mới' của RMIT, dự án này tập trung vào các vấn đề đạo đức trong ứng dụng AI và tác động của AI với tương lai giáo dục và việc làm.

Liên hệ: Tiến sĩ David Rousell (trang web của RMIT Australia, tiếng Anh)

Dự án này tích hợp phương pháp giảng dạy LEGO Serious Play (LSP) và i5 Impact để nâng cao nhận thức, tư duy sáng tạo và phạm vi áp dụng trò chơi hóa như một phương pháp giảng dạy hiệu quả trong giáo dục đại học. Tạo không khí vui vẻ để vừa học, vừa chơi, LEGO là một công cụ linh hoạt, tiết kiệm chi phí để có thể sử dụng trong học tập hợp tác và chủ động. Dự án này cũng hỗ trợ các đơn vị khác áp dụng hiệu quả phương pháp học tập thông qua trò chơi.

Liên hệ: Phó Giáo sư Elaine Chew (trang web của RMIT Australia, tiếng Anh)

Dự án này nhằm mục đích triển khai một nền tảng phân tích học tập toàn diện, cung cấp dữ liệu chuyên sâu để nâng cao kết quả học tập của sinh viên và tăng cường thể chế. Công cụ này bao gồm các bảng thông tin tổng hợp, thể hiện sự tiến bộ của từng sinh viên. Với nhân viên quản lý và giảng viên, tính năng phân tích và trực quan hóa đa dạng của hệ thống giúp họ hiểu rõ mức độ hiệu quả của từng môn học, hiện trạng phân bổ nguồn lực và các lựa chọn điều chỉnh dịch vụ.

Liên hệ: Nick McIntosh

Dự án nhằm mục đích nâng cao kỹ năng tư duy phản biện của từng cá nhân thông qua sử dụng mô hình người bạn đồng hành và người hướng dẫn AI. Thông qua dự án này, RMIT Việt Nam sẽ triển khai ứng dụng công nghệ mới (AI) và nâng cao kỹ năng ra quyết định dựa trên tư duy phản biện, yếu tố hiện vẫn còn thiếu ở thị trường Việt Nam.

Liên hệ: Haico Kuut 

Ứng dụng myGrad là giải pháp hiệu quả và bền vững để quản lý, tổ chức các buổi lễ tốt nghiệp quan trọng tại RMIT. Ứng dụng này phù hợp với trọng tâm nghiên cứu công nghệ mới, thành phố thông minh và phát triển bền vững của RMIT bằng cách thúc đẩy chuyển đổi số, nghiệp vụ không giấy tờ, tối ưu hóa tài nguyên, giao tiếp theo thời gian thực và tích hợp với cơ sở hạ tầng thông minh. Với mục tiêu nâng cao trải nghiệm của sinh viên, thúc đẩy phát triển bền vững và khuyến khích đổi mới về công nghệ, myGrad giúp duy trì danh tiếng toàn cầu của RMIT và đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Liên hệ: Bùi Hồng Hạnh

Dự án này sẽ phát triển một sản phẩm nguyên mẫu có tên EcoClump, là chất kết dính hữu cơ từ vỏ quả thanh long và sẽ được sử dụng kết hợp với các chất kết dính hóa học trong xử lý nước thải tại các nhà máy dệt may. Quá trình này sẽ làm giảm lượng hóa chất được sử dụng và có thể giúp các nhà máy dệt may tiết kiệm chi phí. Nhóm dự án cũng sẽ thử nghiệm EcoClump tại một số công ty dệt may để thu thập dữ liệu về tính hiệu quả của sản phẩm cũng như phản hồi từ đại diện doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm cũng như khó khăn/tiềm năng khi áp dụng sản phẩm.

Liên hệ: Nguyễn Hữu Nhân

Dự án này sẽ triển khai lắp đặt nội thất mô-đun trong lớp học để tạo môi trường học tập tích cực và nâng cao trải nghiệm của người học. Nội thất mô-đun sẽ giúp giảng viên linh hoạt hơn trong sắp xếp, điều chỉnh không gian lớp học. Nhờ đó, mỗi phòng học có thể được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau trong cùng buổi học, phù hợp với yêu cầu không gian của từng hoạt động. Khả năng sắp xếp phòng học linh hoạt giúp người học chủ động xác định không gian học tập của riêng mình.

Liên hệ: Tiến sĩ Seng Kiong Kok