Hiện nay sinh viên có thể làm tới 17 công việc khác nhau trong suốt thời đi làm

Hiện nay sinh viên có thể làm tới 17 công việc khác nhau trong suốt thời đi làm

Qua việc hỗ trợ sinh viên xác định và hình dung rõ con đường sự nghiệp cho riêng mình từ những ngày đầu, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp RMIT Việt Nam đã và đang đóng góp đáng kể vào thành công của sinh viên.

Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội Thanh niên Úc, “một bạn trẻ 15 tuổi ngày nay rất có khả năng có một ‘bộ hồ sơ’ sự nghiệp với khoảng 17 công việc khác nhau của năm loại nghề nghiệp trong suốt đời mình. Họ có thể tự kinh doanh, làm việc cho người khác hoặc cả hai, và còn hợp tác với những người ở bên kia bán cầu”. 

Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp tại RMIT Việt Nam, ông Eric Asato hướng dẫn cho sinh viên về những dịch vụ hiện có tại phòng Tư vấn hướng nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp.  Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp tại RMIT Việt Nam, ông Eric Asato hướng dẫn cho sinh viên về những dịch vụ hiện có tại phòng Tư vấn hướng nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp.

Đồng tình với nghiên cứu trên, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp tại RMIT Việt Nam, ông Eric Asato cho biết điều này sẽ cũng đúng với thế hệ Z ở Việt Nam, những sinh viên lớn lên với Google và YouTube, có thể tự tìm thông tin và tự giải trí theo sở thích riêng.

Với các trang giới thiệu việc làm, các chuyên gia săn đầu người và các mối quan hệ, người lao động có nhiều cơ hội để lựa chọn, đặc biệt với nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển nhanh chóng như tại Việt Nam”, ông Asato nói.

“Tôi biết nhiều sinh viên tốt nghiệp hai năm trước giờ đã làm đến công việc thứ ba hay thứ tư”, chuyên gia hướng nghiệp có mười năm kinh nghiệm làm việc với sinh viên tốt nghiệp từ RMIT Việt Nam chia sẻ thêm.

Ông Asato cho biết bất đồng với phụ huynh trong lựa chọn ngành học và xác định hành trình tốt nhất để thăng tiến trong sự nghiệp là hai vấn đề mà sinh viên thường cần các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp hỗ trợ vượt qua.

“Năm ngoái, chúng tôi đem phiên hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp cá nhân đến cho 275 sinh viên, tham gia và làm diễn giả khách mời cho hàng trăm buổi tư vấn phát triển nghề nghiệp”, ông Asato chia sẻ.

“Dùng các công cụ như Holland Interest Code và một loạt các câu hỏi đơn giản, chúng tôi cung cấp cho sinh viên một vài dữ liệu tốt, hay có thể coi là “bằng chứng”, để sinh viên có thể trình bày cho phụ huynh thấy sự phù hợp của chương trình mà các bạn chọn, đồng thời còn củng cố sự tự tin cho các bạn trên con đường đã chọn.

“Phụ huynh luôn muốn những gì tốt đẹp nhất cho con cái họ nên nếu thấy con biết mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều đó, các bậc phụ huynh sẽ lắng nghe”, ông Asato chia sẻ. “Chúng tôi nhận thấy phụ huynh thường cởi mở lắng nghe khi đến các buổi hẹn tư vấn đồng thời cho cả sinh viên và phụ huynh, cũng như thể hiện niềm vui khi thấy con mình có trách nhiệm và trưởng thành hơn”.

Các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp còn dùng LinkedIn Alumni Tool để cho sinh viên thấy con đường sự nghiệp của các anh chị cựu sinh viên khác, những người đang làm việc trong ngành nghề mà các bạn dự định theo đuổi sau khi ra trường.

“Vài năm trước, chỉ có khoảng 5.000 hồ sơ của cựu sinh viên trên RMIT LinkedIn Alumni, nhưng hiện nay, con số này đã lên đến 8.754”, ông Asato nói. “Điều này đem đến cho sinh viên sự tự tin rằng tấm bằng không quan trọng bằng kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ các bạn có được”.

Sinh viên có thể tăng cường chuẩn bị cho công việc bằng cách tham gia các khoá học trực tuyến, tham gia câu lạc bộ sinh viên và tham dự các sự kiện giao lưu kết nối để gặp gỡ chuyên gia trong lĩnh vực các bạn đang học tập hoặc muốn theo đuổi.

Đào Lê Minh Nhật (phải), sinh viên ngành Kinh doanh (Quản lý chuỗi cung ứng và logistics), tha thiết đề nghị các bạn khác hãy tận dụng tối đa những gì RMIT đem đến và hãy bắt đầu lên kế hoạch cho sự nghiệp trong tương lai. Đào Lê Minh Nhật (phải), sinh viên ngành Kinh doanh (Quản lý chuỗi cung ứng và logistics), tha thiết đề nghị các bạn khác hãy tận dụng tối đa những gì RMIT đem đến và hãy bắt đầu lên kế hoạch cho sự nghiệp trong tương lai.

Đào Lê Minh Nhật, sinh viên ngành Kinh doanh (Quản lý chuỗi cung ứng và logistics), là một trong những bạn đang được lợi từ dịch vụ tư vấn hướng nghiệp này.

Nhật đã đến trung tâm giới thiệu việc làm và tham gia chương trình Hoàn thiện kỹ năng của trường, trước khi quyết định đặt lịch tư vấn hướng nghiệp mỗi học kỳ để theo dõi tiến trình và điều chỉnh kế hoạch sự nghiệp nếu cần.

“Các dịch vụ tư vấn của RMIT hỗ trợ tôi rất nhiều, cho tôi sự tự tin hay ý kiến khách quan thứ hai giúp tôi hiểu rõ hơn về ngành cũng như các xu hướng mới”, Nhật chia sẻ. “Nhờ đó, tôi có thể đưa ra quyết định chuẩn hơn và chuẩn bị tốt hơn, nhằm không chỉ đáp ứng mà còn vượt xa mong đợi của nhà tuyển dụng tương lai”.

Nhật dùng dịch vụ tư vấn hướng nghiệp đồng thời cùng các dịch vụ hiện có khác như cố vấn nghề nghiệp, kiểm tra hồ sơ ứng tuyển, để có thể xây dựng một kế hoạch toàn diện hơn.

Là sinh viên năng sử dụng các dịch vụ của phòng Tư vấn hướng nghiệp, Nhật khuyên các bạn khác nên tận dụng tối đa những gì trường đem đến. “Những lời khuyên hữu ích và đề xuất từ các buổi tư vấn sẽ giúp bạn xoá bỏ những nhận thức sai và những điều không chắc chắn thường gặp liên quan đến thị trường việc làm, nâng cao sự tự tin, và quan trọng nhất là giúp bạn bắt tay vào việc lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình”.

Số liệu Khảo sát Sinh viên tốt nghiệp mới nhất cho thấy 93% sinh viên tốt nghiệp từ RMIT Việt Nam có việc làm toàn thời gian chỉ bốn tháng sau khi hoàn thành chương trình học.

Bài: Hoàng Hà

19/02/2020

Chia sẻ

  • Quản trị Nguồn Nhân lực
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan