Sinh viên RMIT chung tay giải quyết việc mua bán sừng tê giác bất hợp pháp

Sinh viên RMIT chung tay giải quyết việc mua bán sừng tê giác bất hợp pháp

Sáu sinh viên RMIT vừa được lãnh đạo doanh nghiệp dự Đêm Giao lưu kết nối và Triển lãm sinh viên 2019 công nhận nhờ phương pháp tiếp cận vấn đề mua bán sừng tê giác bất hợp pháp ở Việt Nam một cách độc đáo.

Các bạn làm việc sát sao với Tổ chức Hoang dã châu Phi - một tổ chức bảo tồn Nam Phi, nhằm nhận diện những vấn đề liên quan đến việc mua bán sừng tê giác bất hợp pháp ở Việt Nam và hiểu về động cơ mua bán của người tiêu dùng. Các bạn còn vén bức màn bí ẩn về sừng tê giác và những điều kinh khủng bị dấu kín về việc sừng tê giác có thể tác động xấu lên sức khỏe người tiêu dùng như thế nào.

Dự án Tiny Rhinos – Những chú tê giác tí hon của sinh viên đã thu hút sự chú ý của lãnh đạo doanh nghiệp tham gia sự kiện. Nhóm được trao giải Dự án sinh viên tốt nhất 2019, Xã hội – giải Thu hút tương tác nhất trên mạng xã hội (Facebook) với hạng mục Xã hội và giải Ý tưởng và trình bày tốt nhất đối với hạng mục Đề xuất ý tưởng.

Thành viên nhóm Tiny Rhinos được lãnh đạo doanh nghiệp tại Đêm Giao lưu kết nối và Triển lãm sinh viên trao giải Dự án Sinh viên tốt nhất 2019. Thành viên nhóm Tiny Rhinos được lãnh đạo doanh nghiệp tại Đêm Giao lưu kết nối và Triển lãm sinh viên trao giải Dự án Sinh viên tốt nhất 2019.

Bạn Nguyễn Mạc Nguyệt Anh, đồng trưởng nhóm Tiny Rhinos, chia sẻ rằng dự án là kết quả nỗ lực của bản thân bạn và toàn bộ thành viên trong nhóm, cũng như của giáo viên và các bạn sinh viên khác, và của RMIT Activator – chương trình của trường nhằm cung cấp cho sinh viên những phương tiện và chương trình đào tạo cần thiết để hình thành tư duy khởi nghiệp trong các bạn.

“Chúng tôi có thể tìm ra những giải pháp quan trọng và thực tế nhờ vào ba buổi thông tin gồm trao đổi và chia sẻ ý tưởng, sắp xếp và trình bày ý tưởng từ RMIT Activator”, Nguyệt Anh chia sẻ.

“Lúc bắt đầu cuộc thi, chúng tôi không tự tin lắm vào bản thân nhưng vẫn nỗ lực hết sức vì tin rằng nếu đặt cả tấm lòng vào dự án, chúng tôi có thể tạo ra điều gì đó thật sự ý nghĩa mà tất cả chúng tôi có thể tự hào. Vậy nên tất cả chúng tôi thật sự vui mừng và hết sức hài lòng với kết quả đạt được”.

Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu sừng tê giác lớn nhất thế giới do niềm tin mù quáng rằng chất keratin trên sừng (giống như loại protein trong tóc và móng tay của chúng ta) có thể chữa được nhiều bệnh tật và chứng rối loạn cương dương. Đây còn là biểu tượng giàu có do mức giá cực cao vì phải mua lậu.

Ông Matthew Norval, Giám đốc điều hành Tổ chức Hoang dã châu Phi, cho biết ông rất “ấn tượng với nhóm Tiny Rhinos, vì các bạn không chỉ đam mê và sáng tạo, mà còn tận tâm và nỗ lực hết mình”. Thay vì chú trọng vào mối nguy tuyệt chủng mà loài tê giác đang phải đối mặt cũng như những vấn đề bạo lực quanh việc khai thác sừng tê giác, các bạn sinh viên chọn nêu bật những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khi tiêu thụ trực khuẩn, E. coli và trực khuẩn mủ xanh, những mầm bệnh thường tìm thấy trên sừng tê giác.

Ông Norval cho biết: “Tôi nghĩ hướng tiếp cận và đề xuất thực hiện của các bạn đạt chuẩn rất cao nên chúng tôi đã đồng ý tìm cách hợp tác ngay lập tức”.

Sáu sinh viên RMIT gồm Nguyễn Đăng Minh, Nguyễn Mạc Nguyệt Anh, Vương Minh Phúc, Lê Quang Kim Ngân, Trần Minh và Trần Nguyễn Thùy Giang, sẽ tiếp tục làm việc với Tổ chức Hoang dã châu Phi để hỗ trợ và đưa ý tưởng vào dự án hiện có.

 

Nhóm sinh viên RMIT làm việc cùng bà Karen Rieschieck - Trưởng phòng RMIT Activator (thứ ba từ phải sang) và ông Matthew Norval - Giám đốc điều hành Tổ chức Hoang dã châu Phi (phải) để tạo ra một chiến dịch độc đáo nhắm vào vấn nạn mua bán sừng tê giác phi pháp ở Việt Nam. Nhóm sinh viên RMIT làm việc cùng bà Karen Rieschieck - Trưởng phòng RMIT Activator (thứ ba từ phải sang) và ông Matthew Norval - Giám đốc điều hành Tổ chức Hoang dã châu Phi (phải) để tạo ra một chiến dịch độc đáo nhắm vào vấn nạn mua bán sừng tê giác phi pháp ở Việt Nam.

Bà Karen Rieschieck, Trưởng phòng RMIT Activator, cho biết với các bạn sinh viên, trải nghiệm như vầy cùng doanh nghiệp là vô giá.

“The Activator chỉ ra những vấn đề trong kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhiều doah nghiệp khởi nghiệp thành công nhờ trải nghiệm và sự tự tin; các bạn sinh viên này có cuộc gặp đầu tiên với đối tác trong ngành – khách hàng thật sự - ngay cả trước khi các bạn tốt nghiệp”, bà Rieschieck nói. “CLB Enactus còn làm việc cật lực để tạo ra trải nghiệm này, cả nhóm còn phô diễn được kỹ năng khởi nghiệp của mình”.

“Cấu trúc các hoạt động trong lớp học có thể có giới hạn của nó, vậy nên, vài sinh viên sẽ cảm thấy bối rối với ý tưởng ra ngoài thế giới thật. Cú hích mà sinh viên làm dự án Tiny Rhinos có được từ trải nghiệm này thật sự không thể mường tượng được. Tôi cảm thấy hết sức tự hào và rất mừng cho các bạn”, bà nói.

Đêm Giao lưu kết nối và Triển lãm sinh viên hội tụ hơn 185 đại diện của nhiều doanh nghiệp tiếng tăm, cũng như cán bộ giảng viên và sinh viên RMIT. Hai mươi lăm dự án sinh viên từ các chương trình khác nhau được trưng bày tại sự kiện và những dự án tốt nhất được khách mời từ các ngành nghề bình chọn và được trao giải ngay tại sự kiện.

Sự kiện do Phòng Tư vấn hướng nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp RMIT tổ chức, cho sinh viên cơ hội vượt ra khỏi khu vực an toàn của bản thân và thể hiện trước chuyên gia trong ngành. Sự kiện còn cho khách mời thấy năng lực của sinh viên RMIT qua dự án của các bạn.

Bài: Lisa Humphries

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Sự kiện
01/07/2019

Chia sẻ

Tin tức liên quan