Một năm vẹn toàn của sinh viên RMIT

Một năm vẹn toàn của sinh viên RMIT

Hơn hẳn việc có được tấm bằng chuẩn quốc tế, sinh viên RMIT Việt Nam được chuẩn bị sẵn sàng cho thế giới việc làm, quan tâm sâu sắc đến cộng đồng, và biết chăm sóc tốt bản thân và thành công trong cuộc sống. Nhân dịp bắt đầu học kỳ đầu tiên của năm học 2019, mời quý độc giả cùng điểm qua một số thành tựu các bạn đạt được trong năm qua.

Lưu dấu ấn trong vô số cuộc thi

Nhóm sinh viên RMIT Việt Nam giành giải Nhì vòng chung cuộc cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh lớn nhất thế giới dành cho sinh viên đại học -- cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC/HKU châu Á - Thái Bình Dương tại Hồng Kông. Nhóm sinh viên RMIT Việt Nam giành giải Nhì vòng chung cuộc cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh lớn nhất thế giới dành cho sinh viên đại học -- cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC/HKU châu Á - Thái Bình Dương tại Hồng Kông.

Tháng 6/2018, nhóm bốn sinh viên gồm Nguyễn Hoàng Yến Khanh, Lưu Thái Quang Khải, Trần Võ Thanh Tú và Rahul Ravindranath đã giành giải Nhì chung cuộc cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh lớn nhất thế giới dành cho sinh viên đại học -- cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC/HKU châu Á - Thái Bình Dương tại Hồng Kông. Trong khoảng thời gian hạn hẹp ba tiếng đồng hồ, nhóm đã chuẩn bị và phân tích thành công một tình huống kinh doanh thật sự, đồng thời đề xuất giải pháp chiến lược giải quyết vấn đề và trình bày trước hội đồng giám khảo trong vòng khoảng thời gian 20 phút.

Ba tháng sau, hai đội sinh viên ngành kinh doanh từ RMIT Việt Nam đã giành chiến thắng kép với vị trí quán quân và á quân vòng quốc gia cuộc thi Khám phá khoa học số ASEAN. Đội chiến thắng Pangolin gồm Nguyễn Văn Thuận và Mai Thanh Tùng sau đó đã tranh tài tại vòng khu vực và vinh dự nhận giải Ba do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore trao tặng, với dự án Chinh phục các làn sóng thương mại toàn cầu. Các bạn đã có được cơ hội không chỉ làm giàu trải nghiệm bản thân cũng như kỹ năng tư duy phản biện qua phân tích dữ liệu trong suốt cuộc thi, mà còn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phân tích dữ liệu trong thời đại số.

Các bạn sinh viên RMIT Việt Nam còn đạt được những thành quả ấn tượng trong tư duy sáng tạo và nâng cao nhận thức xã hội.

Hai đội The Mothers của Lê Hồng Nhung và Lương Thu Trang, và Lemonade của Nguyễn Hoàng Châu Anh và Đường Bảo Ngọc, đã xuất sắc giành giải Vàng và Bạc hạng mục Chiến dịch truyền thông tích hợp, bảng Sinh viên, vòng chung kết cuộc thi Young Spikes 2018, với các dự án khuyến khích các bậc phụ huynh hỗ trợ con em mình trong các hoạt động thể thao và thể chất.

Tại vòng loại quốc gia cuộc thi Làm phim 48 giờ, bộ phim ngắn “Vọng” của đội Dementia đã giành ngôi Á quân, cùng bốn giải thưởng khác gồm Thiết kế poster xuất sắc nhất, Khán giả bình chọn (ở nhóm chiếu phim A), Hiệu ứng/đồ họa xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Cuộc thi Làm phim 48 giờ do Mark Ruppert và Liz Langston khởi xướng tại Mỹ năm 2001 và được nhà sản xuất sự kiện người Úc Ross Stewart đem đến Việt Nam năm 2010. Từ đó đến nay, sinh viên RMIT Việt Nam không ngừng tham gia một trong những cuộc thi làm phim sáng tạo và thử thách nhất ở Việt Nam này, đồng thời đem về nhiều giải thưởng giúp các bạn xây dựng bảng thành tích ấn tượng trong ngành này.

Đền đáp và gắn kết cộng đồng

Gần như đã trở thành thông lệ, hằng năm cứ vào độ Tết đến Xuân về, các bạn sinh viên CLB Current Media lại tổ chức các hoạt động ý nghĩa gây quỹ vì cộng đồng. Sau thành công liên tiếp trong hai năm, CLB tiếp tục tổ chức đêm nhạc gây quỹ với tên gọi “Tết không làm gì” nhằm góp phần đem đến cái Tết ấm áp hơn cho các em nhỏ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.

“Qua đêm nhạc, chúng tôi muốn nhắc các bạn trẻ nhớ về các giá trị truyền thống của Tết và những điều bình dị chúng ta làm cùng gia đình trong dịp Tết thật ra rất đáng quý”, Nguyễn Nhật Anh, thành viên CLB Current Media, giải thích.

Đêm nhạc đã quyên góp được 25 triệu đồng cho các bệnh nhi đang chống chọi với bệnh tiểu đường, viêm gan mãn tính, suy dinh dưỡng và nhiều bệnh khác.

Mai Đức Hiếu, sinh viên tốt nghiệp từ RMIT Việt Nam và đồng sáng lập dự án Bamboo Builders, chia sẻ về dự án của mình với Đài Truyền hình Bình Dương. Mai Đức Hiếu, sinh viên tốt nghiệp từ RMIT Việt Nam và đồng sáng lập dự án Bamboo Builders, chia sẻ về dự án của mình với Đài Truyền hình Bình Dương.

Trong khi đó, Mai Đức Hiếu - Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế của RMIT Việt Nam - lại chọn cách đền đáp cho cộng đồng theo hướng bền vững hơn.

Sau khi dành ra một năm tạm nghỉ để đồng sáng lập và thực hiện dự án cộng đồng Bamboo Builders, Sinh viên Xuất sắc của trường năm 2017 đã tham gia chuyến hải trình để chia sẻ trải nghiệm của mình cho các bạn trẻ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản. Hiếu cùng một đại biểu khác đã thay mặt cho đoàn SSEAYP Việt Nam trình bày về dự án cũng như tầm nhìn của dự án đến hơn 300 đại biểu tham dự chương trình Tàu thanh niên. Các giá trị, tác động và mục đích của Bamboo Builders -- “bồi đắp thế hệ kiến tạo thay đổi cũng như các lãnh đạo tương lai, những người được tiếp thêm sức mạnh nhằm tạo ra những thay đổi cho xã hội” – đã truyền cảm hứng cho các đại biểu thanh niên khác, để họ nghiên cứu cách đưa sáng kiến này về nước mình. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, dự án đã đào tạo và cố vấn cho hơn 70 bạn trẻ từ Singapore, Úc, Việt Nam và Myanmar.

Có được công việc trong mơ

Các bạn trẻ giàu kỹ năng và khát vọng tại RMIT luôn tìm cách bước khỏi khoảng an toàn, không ngừng khám phá phương thức mới để phát triển bản thân và chuyên môn.

Nguyễn Đăng Quang, Sinh viên Xuất sắc năm 2018, tin tưởng rằng theo đuổi đam mê mà không sợ thất bại là điều cần thiết để đạt mục tiêu trong cuộc sống. Nguyễn Đăng Quang, Sinh viên Xuất sắc năm 2018, tin tưởng rằng theo đuổi đam mê mà không sợ thất bại là điều cần thiết để đạt mục tiêu trong cuộc sống.

Trong bài phát biểu nhận giải Sinh viên xuất sắc cơ sở Hà Nội năm 2018, Nguyễn Đăng Quang (cử nhân Kinh doanh quốc tế) đã lay động tâm tư các bạn đồng môn và quan khách với cầu chuyện về hành trình theo đuổi đam mê mà không sợ thất bại.

Vốn thích ngành quản trị du lịch và khách sạn, cũng như quản lý chuỗi cung ứng và logistics, nhưng lúc đó (2014) RMIT lại chưa có. Sau khi hoàn tất tấm bằng vào đầu năm 2018, Quang đã quyết định mày mò tự học trực tuyến và có được chứng chỉ từ Đại học Stanford (Mỹ) và Đại học Munich (Đức) trước khi tìm việc làm. Tuy đơn xin việc liên tục bị từ chối vì các chứng chỉ bạn có được thuần túy từ tự học trực tuyến, nhưng Quang vẫn không nản lòng. Chỉ năm tháng làm việc sau buổi phỏng vấn với Quản lý Phòng mua hàng của JW Marriott Hà Nội, hiện Quang đã trở thành nhân viên chính thức với vị trí Giám sát thu mua tại bộ phận Tài chính của khách sạn danh tiếng này.

Còn với Vũ Hồng Chi, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại, thế giới rộng lớn bao la đã phẳng hơn sau khi cô bạn có được công việc mơ ước tại Google.

Trải nghiệm với Google cho bạn thấy rằng trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp lớn này không chỉ tìm kiếm kiến thức và kỹ năng ở ứng viên, mà còn xem xét "chất Google" - bản tính tò mò, sẵn sàng học hỏi và thử điều mới, cởi mở và vui vẻ giúp đỡ người khác và động lực với thiện chí - trong mỗi cá nhân. Google cũng trân trọng sự kiên gan bền chí như những gì mà Chi đã thể hiện trong 21 cuộc phỏng vấn mà cô đã trải qua để có được vị trí hiện tại.

“Vào được những công ty công nghệ như Google và Facebook có thể rất khó khăn, nhưng nếu đó là điều bạn muốn làm, chỉ cần hãy tiếp tục nỗ lực mà thôi. Đừng nghĩ rằng bạn không xứng với vị trí đó – bạn chỉ cần tiếp tục nỗ lực thôi”, Chi kết lời.

Bài: Hoàng Hà

  • Tốt nghiệp
  • Bệ phóng khởi nghiệp
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Cộng đồng
  • Sự kiện
07/03/2019

Chia sẻ

Tin tức liên quan