Xây dựng năng lực dạy và học kỹ thuật số cho Việt Nam

Xây dựng năng lực dạy và học kỹ thuật số cho Việt Nam

Chương trình EdTech Việt Nam 2018, vừa diễn ra tại cơ sở Nam Sài Gòn RMIT Việt Nam, đã tụ hội nhân lực trong nhiều lĩnh vực cùng tìm hiểu về đổi mới và công nghệ trong giáo dục.

Diễn đàn diễn ra trong vòng một ngày do Trung tâm Xuất sắc kỹ thuật số (CODE) RMIT Việt Nam phối hợp cùng Saigon Innovation Hub và EdTech châu Á thực hiện, với mục tiêu xác định năng lực của Việt Nam trong dạy và học kỹ thuật số chất lượng cao ở mảng giáo dục bậc cao.

Vui và chơi

Trao đổi với tư cách là thành viên nhóm thảo luận ở phiên sáng, Phó giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam, cho biết hiện có hai vấn đề chính mà giáo dục bậc cao ở Việt Nam đang đối mặt, đó là quá lệ thuộc vào sách giáo khoa và dùng kỳ thi cuối khóa làm phương tiện đánh giá.

“Nếu bạn dạy tài chính sẽ rất khó để tìm ra sách giáo khoa đề cập đến tiền điện tử và sổ cái điện tử blockchains”, Phó giáo sư chia sẻ với người tham dự. “Tại RMIT Việt Nam, chúng tôi đang dần thôi dùng sách giáo khoa và ưu tiên sử dụng nghiên cứu tình huống tập trung vào những vấn đề thực tế ở Việt Nam, từ đó sinh viên sẽ trình bày các giải pháp có thể có với doanh nghiệp trong ngành”.

Phó giáo sư tiếp tục nêu bật một số lĩnh vực mà RMIT Việt Nam đầu tư thời gian cũng như tiền bạc để phát triển, trong đó có việc áp dụng hệ thống quản lý học tập Canvas và ứng dụng trò chơi điện tử vào lớp học như một cách để mô phỏng các tình huống trong thế giới thật.

Tương lai từ hiện tại

Từ những gì Phó giáo sư Nkhoma chia sẻ, thầy Ondris Pui, giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế, bổ sung thêm rằng thầy ghi nhận sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển công nghệ ở thời điểm này và nhận thấy cách giảng dạy cần tiếp bước để giữ nhịp với thay đổi.

Thầy Ondris Pui chia sẻ những người làm công tác giáo dục cần chuẩn bị thế hệ Z cho những gì sẽ diễn ra trong tương lai.  Thầy Ondris Pui chia sẻ những người làm công tác giáo dục cần chuẩn bị thế hệ Z cho những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Thầy nói: “Nếu bạn nhìn quanh, có nhiều thứ đang thay đổi cách chúng ta tương tác trong môi trường hàng ngày. Hãy nhìn vào cách chúng ta đi taxi ngày nay. Việc dùng WeChat ở Trung Quốc và cách chuyển tiền trực tuyến giữa người dùng là ví dụ của công nghệ hiện có ngày nay, nên chúng ta cần chuẩn bị cho thế hệ kế tiếp về những đang đến bằng cách trở thành những thầy cô cấp tiến”.

Thầy Pui nhấn mạnh rằng điểm trọng yếu để trở thành những giảng viên cấp tiến là hiểu cách học ưu thích của sinh viên, đặc biệt thế hệ Z, sinh ra từ năm 1995 đến 2010. Thầy cho biết sinh viên thế hệ Z hứng khởi với lớp học tương tác mô phỏng và tập trung vào thảo luận, nhưng các em cũng thích dùng các công cụ trực tuyến, như Skype và tin nhắn Facebook, để giao tiếp.

Bắt kịp khuynh hướng

Theo Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế và là thành viên khác trong nhóm thảo luận, Việt Nam đang nhanh chóng thay đổi quan điểm liên quan đến học trực tuyến. Dù thừa nhận rằng ông không chắc nếu sinh viên Việt Nam sẵn sàng để học trực tuyến như sinh viên ở Úc, Mỹ hoặc Anh chưa, nhưng ông biết đây là thời điểm thú vị ở Việt Nam vì khác biệt trong suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái có lẽ lớn hơn nhiều và chưa từng diễn ra trước đây.

Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, chia sẻ phương pháp giảng dạy phải luôn được ưu tiên hơn công nghệ.  Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, chia sẻ phương pháp giảng dạy phải luôn được ưu tiên hơn công nghệ.

Giáo sư nói: “Bước quá độ thú vị đang diễn ra khi đến việc các bạn trẻ tự quyết định điều các bạn muốn làm và phụ huynh nói điều họ nghĩ rằng con họ nên làm”.

Song Giáo sư Bennett cũng đưa ra vài lời khuyên rõ ràng cho những nhà giáo dự tính phát triển các khóa học trực tuyến.

“Hãy tự hỏi bản thân bạn, tại sao làm điều này? Thế giới mạng và thế giới mặt đối mặt rất khác nhau, nên đừng cố khiến chúng giống nhau”, Giáo sư chia sẻ với người dự khán. “Hãy luôn đặt phương pháp sư phạm lên trên công nghệ”.

Bài: Matthew Cowan

  • CODE
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan