Một Việt Nam đang chuyển mình

Một Việt Nam đang chuyển mình

Thường được biết đến trên toàn thế giới là vùng đất của gia công, lịch sử, thức ăn và dệt may, bối cảnh Việt Nam hiện tại đang thay đổi phần lớn nhờ sự sáng tạo nở rộ trong các ngành nghệ thuật và thời trang.

Điều này thể hiện trong sự tinh tế và chất liệu của các kiến trúc hiện đại và những công trình trùng tu, qua các tác phẩm nghệ thuật sống động ở những gian hàng trong các khu chợ, dọc những con hẻm, trên tường và cửa sổ, cũng như qua những mẫu vải và quần áo được thiết kế khác nhau. Nhờ sự chuyển mình về tạo hình, các ngành nghệ thuật và thời trang ở Việt Nam đang thu hút một làn sóng mới những cá nhân có tư duy sáng tạo và các nhà thiết kế thời trang.

RMIT Việt Nam đang đi đầu trong việc nuôi dưỡng văn hóa đang khởi sắc này, thể hiện qua việc Khoa Truyền thông và Thiết kế của trường khởi xướng ra những đối thoại đổi mới sáng tạo với các chuyên gia trong nước và quốc tế trong ngành, tổ chức các sự kiện thời trang, đồng thời tham gia và hợp tác với cộng đồng nghệ thuật để tiếp tục phá vỡ các giới hạn thiết kế.

Dự án hợp tác mới nhất của RMIT: Nexus > thời trang;kiến trúc:phong cách:nơi chốn, tập trung kết nối hàng loạt phương thức sáng tạo nhằm tìm hiểu mỹ học thiết kế của đô thị Việt Nam. Đóng góp sáng tạo của nhiều chuyên gia trong ngành từ các mảng như kiến trúc, thiết kế thời trang, người mẫu, nhiếp ảnh và giáo dục, giúp truyền cảm hứng cho chủ đề - thập niên 60 giao thoa với Sài Gòn thời hiện đại, thể hiện qua chuỗi ảnh chụp đầy sống động bao hàm cả thời trang và kiến trúc.

Đây là hình ảnh thuộc dự án nghiên cứu Nexus được thực hiện với sự chỉ đạo nghệ thuật của Phó giáo sư Graham Christ và Giáo sư Julia Gaimster. Người mẫu trong hình mặc thiết kế của nhà thiết kế Vũ Tá Linh được chụp trong tòa nhà Hang Gạch (2016), do H&P Architects thiết kế. Đây là hình ảnh thuộc dự án nghiên cứu Nexus được thực hiện với sự chỉ đạo nghệ thuật của Phó giáo sư Graham Christ và Giáo sư Julia Gaimster. Người mẫu trong hình mặc thiết kế của nhà thiết kế Vũ Tá Linh được chụp trong tòa nhà Hang Gạch (2016), do H&P Architects thiết kế.

Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, cho biết dự án Nexus tôn vinh tài năng đang nổi ở Việt Nam và ghi nhận những thay đổi của ngôn ngữ kiến trúc bản địa.

Ông nói: “Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng liên kết với nhau và phức tạp. Những ranh giới dần mờ nhạt và nhu cầu của các bên có liên quan thay đổi hơn bao giờ hết. Dự án Nexus thể hiện mặt bằng sáng tạo hiện có, thể hiện cái nhìn về điểm giao nhau của các ngành sáng tạo, đồng thời mô tả khát khao và nhu cầu kết nối với nhiều ý tưởng, vật thể, nơi chốn và con người, và cách làm hoàn toàn khác nhau giữa những nền văn hóa mới và các ngành sáng tạo”.

“Ngành mốt Việt Nam đang nổi lên và lớn mạnh hơn mỗi ngày. Dự án này cho thấy cách thiết kế, văn hóa, thời trang, truyền thông và môi trường đô thị đang hòa quyện vào nhau như thế nào, đồng thời các mảng này đang mượn ý tưởng lẫn nhau để nâng tầm diện mạo độc đáo và đầy phong cách của đất nước”, Giáo sư Bennett chia sẻ thêm. 

Giáo sư Julia Gaimster, Chủ nhiệm nhóm bộ môn thiết kế thuộc Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, mô tả Sài Gòn là “nơi thật tuyệt để hiện hữu”.

“Thời trang đang dẫn dắt sự trẻ trung và phong cách. Đối thoại đang thay đổi. Việt Nam đang thay đổi. Việt Nam đang chuyển mình từ một quốc gia làm ra sản phầm sang sáng tạo ra sản phẩm”, bà nói.

Đây là hình ảnh thuộc dự án nghiên cứu Nexus được chụp tại Lib House ở TP. Hồ Chí Minh (2015). Tòa nhà do Ateiler Tho.A Architects thiết kế và người mẫu mặc trang phục của nhà thiết kế Khoa Lỗ. Đây là hình ảnh thuộc dự án nghiên cứu Nexus được chụp tại Lib House ở TP. Hồ Chí Minh (2015). Tòa nhà do Ateiler Tho.A Architects thiết kế và người mẫu mặc trang phục của nhà thiết kế Khoa Lỗ.

Tuy nhiên, Giáo sư Gaimster cảnh báo rằng dù Việt Nam hiện đang có được nền kinh tế mạnh nhờ làn sóng đầu tư nước ngoài vào quần áo và dệt may, đất nước có nguy cơ nối gót ngành gia công đang chìm xuồng của Trung Quốc khi giá nhân công tăng.

“Chúng tôi muốn giúp xây dựng thương hiệu thiết kế thời trang của Việt Nam. Việt Nam sẽ không là trung tâm gia công mãi mãi và nếu đất nước không tạo ra nhãn hiệu, hạ tầng, nhận diện thời trang riêng và các nhà thiết kế riêng có thể quảng bá trên đấu trường quốc tế, Việt Nam sẽ không tồn tại được. Ngành thời trang và sáng tạo sẽ chết”, Giáo sư Gaimster cảnh báo. “Một thực tế trong ngành thời trang là gia công sẽ chuyển ra ngoài nước ngay khi khâu này trở nên đắt đỏ. Điều này làm gia tăng tầm quan trọng của dự án Nexus; dự án chìa tay ra với những nhà thiết kế trẻ và cho họ kênh để phát triển”.

Dự án Nexus là một phần của triển lãm lớn hơn – Triển lãm sáng tạo Nexus 2018. Triển lãm Nexus 2018 hiện đang diễn ra tại cơ sở Nam Sài Gòn của trường. Với sự tài trợ của Khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam, và sự hỗ trợ của Khoa Kiến trúc và Thiết kế đô thị Đại học RMIT, triển lãm sẽ trưng bày các bộ sưu tập nghệ thuật khác nhau của sinh viên, giảng viên và các nghệ sĩ trong nước thuộc mảng truyền thông số, thời trang, thiết kế, truyền thông chuyên nghiệp, và làm phim và video.

Triển lãm sáng tạo mở cửa từ ngày 25/11 đến ngày 7/12. Ban tổ chức kính mời các đơn vị báo chí truyền thông đến tham dự Lễ khai mạc chính thức vào lúc 3 giờ chiều thứ Tư, ngày 28/11. 

  • Nghệ thuật
  • Triển lãm
  • Thời trang

Tin tức liên quan