Khóa học đại trà trực tuyến mở hứa hẹn nâng cấp giáo dục bậc cao ở Việt Nam

Khóa học đại trà trực tuyến mở hứa hẹn nâng cấp giáo dục bậc cao ở Việt Nam

Với việc cung cấp các khóa học bậc cao linh hoạt, trong tầm tay và hoàn thành nhanh với chi phí thấp hoặc miễn phí cho người học, các Khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOCs) có thể nâng tầm giáo dục bậc cao của Việt Nam, phát biểu của các nhà nghiên cứu Đại học RMIT Việt Nam tại Hội thảo InSITE gần đây.

Thay mặt nhóm nghiên cứu gồm Trưởng bộ môn Kinh doanh Quốc tế, Khoa Kinh doanh & Quản trị (RMIT Việt Nam) Nguyễn Quang Trung và cô Đặng Thị Thảo Ly từ Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, giảng viên RMIT Việt Nam Sean Watts đã trình bày nghiên cứu Khóa học đại trà trực tuyến mở: Kinh nghiệm quốc tế và Thực tế tại Việt Nam ở Hội thảo Khoa học cung cấp thông tin và Công nghệ thông tin trong giáo dục (InSITE) 2017.

Tiến sĩ Sean giải thích rằng sự phát triển công nghệ đã và đang tạo điều kiện tiếp cận với các tài liệu học trực tuyến cho nhiều người hơn.

Ông nói: “MOOCs là trọng tâm thảo luận trong vài năm qua, đặc biệt liên quan đến tác động của hình thức này lên giáo dục bậc cao ở một số quốc gia đang phát triển. MOOCs chia sẻ một số điểm chung với các khóa học truyền thống như có lịch trình và chủ đề theo tuần được định trước để người học cân nhắc, nhưng nhìn chung các khóa học này sẽ không mất phí, không cần gì hơn ngoài việc truy cập được internet và tinh thần ham học, và không đòi hỏi đăng ký trước khi tham dự”.

Liên quan đến việc tìm kiếm hình thức giáo dục thay thế, Tiến sĩ Sean chia sẻ rằng MOOCs có thể thỏa mãn công cuộc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện ở Việt Nam.

“Hệ thống quản lý học tập cho phép tạo các khóa học trên mạng hay các website học tập trực tuyến (Moodle) ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và đối mặt với hàng loạt thách thức khi sao chép các chương trình giáo dục và đào tạo khác, cụ thể cho các chương trình đào tạo từ xa”, Tiến sĩ Sean nói.

Tiến sĩ dẫn lời ông Giáp Văn Dương, người đầu tiên thiết lập các khóa MOOCs tại Việt Nam: “Theo đó (phỏng vấn của ông Dương trên VnExpress), lợi thế đầu tiên của Việt Nam là dân số trẻ, đặc biệt, trong số 91 triệu người có 34,5 triệu ở độ tuổi từ 15 đến 35. Đây là độ tuổi chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động, chính vì vậy, họ rất cần các chương trình giáo dục chất lượng, giá rẻ và linh hoạt nhằm chuẩn bị cho bước quan trọng này”.

Ông nhấn mạnh rằng với nhược điểm và tính cứng nhắc của hệ thống giáo dục truyền thống, MOOCs là cơ hội cho giáo dục bậc cao.

Giảng viên Khoa Kinh doanh & Quản trị (RMIT Việt Nam) Sean Watts (trái) và Trưởng bộ phận Kinh doanh Quốc tế Nguyễn Quang Trung tại Hội thảo InSite Giảng viên Khoa Kinh doanh & Quản trị (RMIT Việt Nam) Sean Watts (trái) và Trưởng bộ phận Kinh doanh Quốc tế Nguyễn Quang Trung tại Hội thảo InSite

Hiện tại, MOOCs trên khắp thế giới dùng các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh hay Pháp, và chưa có khóa MOOCs với nội dung chuyển tải bằng tiếng Việt.

Tiến sĩ Sean chia sẻ: “Thực tế này giúp MOOCs tại Việt Nam có cơ hội phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước trước khi mở rộng hơn”.

Tiến sĩ Sean và nhóm của ông đề xuất rằng, thay vì để MOOCs khiến các trường đại học trở nên lỗi thời, các trường đại học nên có chiến lược chủ động giúp đưa MOOCs vào thực tế.

Ông nói: “Mỗi trường sẽ cần phải tự cân nhắc xem có muốn sử dụng MOOCs hay không và như thế nào, thay vì, hoặc thêm vào các hình thức học trực tuyến khác. Điều này đòi hỏi các trường cần phát triển chiến lược đồng hành cùng danh tiếng cũng như sứ mệnh của trường, và đồng hành cùng sứ mệnh lớn hơn nhằm thay đổi bản chất của việc dạy và học, cũng như nâng cao vai trò của học trực tuyến”.

Từ quan điểm của một người từng làm MOOCs, Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung bổ sung thêm rằng, dù cung cấp MOOCs ở Việt Nam đầy thách thức, với việc tái định hình MOOC thành MOC – các khóa học trực tuyến, có thể đem đến mô hình bền vững hơn.

“MOOCs sẽ không còn là các khóa học mở và người học cần phải trả một ít tiền để nhận giấy chứng nhận”, Tiến sĩ Trung kết lời.

Một số Khóa học đại trà trực tuyến mở phổ biến hiện có trên thế giới Một số Khóa học đại trà trực tuyến mở phổ biến hiện có trên thế giới

Về Hội thảo InSITE

KHÁM PHÁ Hội thảo Khoa học cung cấp thông tin và Công nghệ thông tin trong giáo dục (InSITE) 2017 do Viện Khoa học về cung cấp thông tin (ISI) và Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn từ 31/7 đến 5/8/2017. Hội thảo kéo dài một tuần, với sự bảo trợ của Khoa Kinh doanh & Quản trị cùng Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số, RMIT Việt Nam, là dịp để các học giả trên khắp thế giới chia sẻ nghiên cứu, đồng thời hợp tác trên những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu và thực hiện công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục.

Bài: Hoàng Hà

  • Nghiên cứu
  • Kỹ thuật
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan