Công nghệ giúp đẩy mạnh giáo dục bình đẳng

Công nghệ giúp đẩy mạnh giáo dục bình đẳng

Chúng ta cần làm gì để giúp giáo dục bình đẳng trong thế giới số?

Tiến sĩ Scott Hollier và Tiến sĩ Louisa Smith đã thảo luận về vấn đề này trong Hội thảo Khoa học về cung cấp thông tin và Công nghệ thông tin trong giáo dục (InSITE) 2017 do RMIT Việt Nam tổ chức. Bài trình bày được tài trợ bởi Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số - một sáng kiến của RMIT Việt Nam nhằm chia sẻ những ứng dụng kỹ thuật số tốt nhất và đưa kỹ thuật số đến với mọi người trong khu vực Đông Nam Á.

Làn sóng mới của bình đẳng trong công nghệ

Các thiết bị công nghệ hỗ trợ đã tạo được những đột phá trong giúp đỡ những người gặp khó khăn trong việc học có thể tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng.

Hầu hết mọi điện thoại thông minh, thiết bị di động hay máy tính hiện nay đều được trang bị các chức năng hỗ trợ truy cập như phần mềm đọc màn hình và nhập dữ liệu qua giọng nói.

Những công nghệ mới hiện nay như các phụ kiện có tích hợp bộ vi xử lý, công nghệ điện tử và nhiều tính năng hữu ích khác mà người dùng có thể đeo trên người (kính thông minh, đồng hồ thông minh), các thiết bị thực tế ảo và tăng cường thực tế ảo, và Internet of Things - mạng lưới vạn vật kết nối Internet cũng đang là những “trợ thủ” kỹ thuật số tuyệt vời, từ đó tăng bình đẳng trong việc tiếp cận công nghệ cho những nhóm người dùng khác nhau.

Trong phần thảo luận tại Hội thảo InSITE, Tiến sĩ Scott Hollier đã cho khán giả trải nghiệm một số công nghệ hỗ trợ này. Tiến sĩ Scott lưu ý: “Để có thể truy cập dễ dàng trong thế giới số, các ứng dụng, trang web và những công nghệ mới cần được thiết kế phù hợp cho tất cả người dùng, để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được”

Tiến sĩ Scott Hollier dẫn dắt khán giả trải nghiệm một số công nghệ hỗ trợ trên một loạt các thiết bị khác nhau như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị hỗ trợ Tiến sĩ Scott Hollier dẫn dắt khán giả trải nghiệm một số công nghệ hỗ trợ trên một loạt các thiết bị khác nhau như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị hỗ trợ

Điểm giao giữa công nghệ và giáo dục bình đẳng

Do chúng ta hướng đến tương lai trong đó kỹ thuật số sẽ dễ dàng truy cập hơn, nhiều bước tiến mới trong những công nghệ như vậy sẽ tạo cảm hứng và cổ vũ mọi người nghĩ nhiều hơn về việc thiết kế cũng như tính năng truy cập phù hợp cho mọi người. Tuy nhiên, để giúp giáo dục bình đẳng, ngoài việc đem kỹ thuật số đến với tất cả mọi người còn cần nhiều yếu tố khác.

Tiến sĩ Scott nhấn mạnh: “Để có hiệu quả, bình đẳng trong dạy và học cần một phương án toàn diện chứ không chỉ đơn thuần là các thiết bị công nghệ hỗ trợ”.

Tiến sĩ Louisa Smith, cũng thuyết trình tại Hội thảo InSITE, đã mở rộng ý tưởng trên bằng việc phân tích giáo dục bình đẳng từ góc độ giảng dạy. Bà đưa những kinh nghiệm trong việc thiết kế và phát triển nội dung giảng dạy bình đẳng để giải thích những yếu tố cần có trong việc giúp đưa ứng dụng kỹ thuật số đến với mọi người.

Tiến sĩ Louisa chỉ ra rằng: “Một người không tự mất khả năng. Họ có hay mất khả năng là do môi trường quanh họ. Để bình đẳng, ta cần một môi trường không lấy đi khả năng của họ, thay vào đó tạo điều kiện để họ thể hiện”.

Bà trình bày phương thức đưa giáo dục bình đẳng vào từng giai đoạn của thiết kế, phát triển, thực hiện và đánh giá khóa học. Phương thức này chỉ ra rằng mục tiêu giáo dục cơ bản có thể như nhau với tất cả học sinh, song với những em có nhu cầu và khả năng khác nhau, mục tiêu học tập cụ thể cần được điều chỉnh phù hợp.

“Bằng việc thiết kế, phát triển, thực hiện và đánh giá khóa học với tiêu chí bình đẳng, những người làm công tác giáo dục sẽ có thể tạo nên những hoạt động học tập bình đẳng cho tất cả mọi người, mà vẫn cá thể hóa phù hợp với từng học sinh. Những hoạt động như vậy sẽ thách thức chương trình giảng dạy và đòi hỏi nỗ lực cao từ tất cả mọi người,” Tiến sĩ Louisa nói thêm.

Bài trình bày của Tiến sĩ Hollier và Tiến sĩ Louisa giúp thấy được những khía cạnh khác nhau của giáo dục bình đẳng trong thế giới số, đồng thời khơi gợi nhiều chủ đề nghiên cứu cho những người tham gia Hội thảo InSITE.

Về Hội thảo InSITE

Hội thảo Khoa học cung cấp thông tin và Công nghệ thông tin trong giáo dục (InSITE) 2017 doViện Khoa học về cung cấp thông tin (ISI) và Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn từ 31/7 đến 5/8/2017. Hội thảo kéo dài một tuần, với sự bảo trợ của Khoa Kinh doanh và Quản trị cùng Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số, RMIT Việt Nam, là dịp để các học giả trên khắp thế giới chia sẻ nghiên cứu, đồng thời hợp tác trên những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu và thực hiện công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục.

Bài & ảnh: Lê Thanh Phương

  • CODE
  • Kỹ thuật

Tin tức liên quan