Sinh viên RMIT Việt Nam triển lãm ứng dụng thực tế ảo tại sự kiện quốc tế uy tín

Sinh viên RMIT Việt Nam triển lãm ứng dụng thực tế ảo tại sự kiện quốc tế uy tín

Tân khoa RMIT Việt Nam là đại diện duy nhất của Việt Nam tại hội thảo công nghệ quan trọng diễn ra ở Bangkok, Thái Lan.

Đặng Hà Thanh Vy, sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Thiết kế (Truyền thông số), đã trình bày ứng dụng thực tế ảo của cô tại Hội thảo và Triển lãm SIGGRAPH về đồ họa máy tính và kỹ thuật tương tác khu vực châu Á, diễn ra ở thủ đô Thái Lan từ 27 đến 30/11.

Theo thông tin trên trang web của hội thảo, SIGGRAPH thu hút ‘dân’ công nghệ và sáng tạo có tiếng nhất từ khắp nơi trên thế giới, những người quan tâm đến nghiên cứu, khoa học, nghệ thuật, hoạt hình, game, tương tác, giáo dục và các công nghệ đang nổi”. Sự kiện năm nay tập trung vào công nghệ thực tế ảo, tăng cường thực tế ảo và machine learning – chương trình huấn luyện máy tính học hỏi một vấn đề gì đó.

Vy chia sẻ: “Dự án của tôi là Phòng thực tế ảo, ứng dụng thực tế ảo trên điện thoại dành cho các bé sợ bóng đêm, những con quái vật tưởng tượng và âm thanh của muôn thú vào giờ ngủ. Ứng dụng sẽ giúp các em vượt qua nỗi sợ bằng cách trải nghiệm chính nỗi sợ qua mô phỏng một phòng ngủ ảo”.

Chương trình dùng phương pháp trị liệu tâm lý mới có tên gọi VRET, tạm dịch là liệu pháp trị liệu phô bày dùng thực tế ảo. Đây là phương pháp dùng để giúp quân nhân vượt qua hậu chấn thương tâm lý.

“Tôi nảy ra ý tưởng Phòng thực tế ảo vì muốn các em nhỏ có thể tiếp cận được với phương pháp trị liệu này”, Vy chia sẻ.

Đặng Hà Thanh Vy (giữa) và các giảng viên RMIT Việt Nam (từ trái qua) Nguyễn Trọng Khoa, Erik Young, Nguyễn Hữu Tú và Ondris Pui. Đặng Hà Thanh Vy (giữa) và các giảng viên RMIT Việt Nam (từ trái qua) Nguyễn Trọng Khoa, Erik Young, Nguyễn Hữu Tú và Ondris Pui.

Thầy Erik Young, giảng viên RMIT hướng dẫn Vy thực hiện dự án, giải thích thêm cách ứng dụng hoạt động: “Chúng tôi tạo ra một phòng ngủ nhìn giống phòng trẻ trong gia đình. Trong căn phòng này có nhiều dạng vật thể - quái vật và người nhìn đáng sợ và dữ tợn trong bóng tối, nhưng khi rọi đèn vào chúng trở thành những vật thể vô tri thân thiện. Quái vật có thể biến thành thú bông, hoặc những thứ tương tự. Chúng tôi muốn cho các em thấy rằng cái các bé thấy và cái trong thực tế không giống nhau”.

Về phần Vy, bạn chưa bao giờ nghĩ rằng mình có cơ hội tham dự SIGGRAPH. Bạn chia sẻ: “Thầy khuyên tôi hãy cố gắng và tham dự. Tôi không mong đợi nhiều vì tôi nghĩ sự kiện này quá lớn. Tôi đã sốc khi được chọn”.

Thực tế, dự án Phòng thực tế ảo của Vy không chỉ là dự án duy nhất được chọn từ RMIT mà còn từ khắp Việt Nam. “Có nhiều dự án từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, nhưng chúng tôi là đại diện duy nhất từ Việt Nam”, thầy Erik nói.

Thầy Erik tin rằng điều này xác nhận hướng đi đúng của môn học về Thực tế ảo và Tăng cường thực tế ảo tại RMIT Việt Nam. “Những công nghệ này nói chung thực sự mới nên chúng tôi rất nỗ lực tạo dựng dấu ấn riêng và thực hiện những dự án hoàn thiện hơn… Tôi nghĩ chúng tôi đang ở điểm xuất phát của những thứ thật sự thú vị”, thầy chia sẻ.

Thầy Erik bổ sung thêm rằng trường vừa mở Phòng Thực hành thực tế ảo hỗn hợp với trang thiết bị hiện đại, nơi sinh viên có thể nghiên cứu và phát triển các dự án thực tế ảo, tăng cường thực tế ảo và thực tế ảo hỗn hợp.

news-rmit-vietnam-graduate-demonstrates-vr-app-prestigious-global-event-2

Trong khi đó, Vy - vừa tốt nghiệp loại Giỏi tháng trước - lại hào hứng khi thấy những khả năng mà lĩnh vực này đem đến. Bạn giải thích: “Tôi phải làm nhiều thứ, và cần rất nhiều năng lượng để học và làm cùng một lúc. Nhưng tôi nghĩ công nghệ này có tương lai rất tươi sáng vì không thuần về thiết kế hay công nghệ truyền thống, mà ở đây mọi người có thể làm thiết kế theo cách khác”.

Bài: Michael Tatarski

  • Thành tích
  • Dự án sinh viên
  • Kỹ thuật số

Tin tức liên quan