Phương pháp mới trong sản xuất thời trang tại Việt Nam

Phương pháp mới trong sản xuất thời trang tại Việt Nam

Tại chuỗi hội thảo “Sản xuất thời trang: Made in Vietnam”, ba chuyên gia trong ngành đã trình bày những cách sản xuất thời trang khác nhau và cách quá trình gia công thay đổi để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế sáng tạo.

Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành của Fashion4Freedom (F4F) Nguyễn Lan Vy đã trình bày về những hoạt động tiên phong liên quan đến doanh nghiệp xã hội của bà và sự chuyển đổi nghề thủ công truyền thống Việt Nam sang cách làm hiện đại.

Bà chia sẻ: “Khi không thể tìm được đơn vị có thể gia công sản phẩm của chúng tôi theo tiêu chuẩn cao về đạo đức và chất lượng, chúng tôi phải thành lập doanh nghiệp riêng. F4F ra đời nhằm kết nối những người làm nghề truyền thống với khách hàng toàn cầu. Chúng tôi cung cấp nền tảng thiết kế cũng như sản xuất và tư vấn cho người làm nghề truyền thống”.

Nhờ đó, 71 cộng đồng thợ thủ công đã được hỗ trợ thiết bị và tài chính căn bản.

Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành Fashion4Freedom Nguyễn Lan Vy (mặc áo dài) và Tổng lãnh sự Úc tại TP. Hồ Chí Minh Bà Karen Lanyon (phải) tại cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT Việt Nam. Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành Fashion4Freedom Nguyễn Lan Vy (mặc áo dài) và Tổng lãnh sự Úc tại TP. Hồ Chí Minh Bà Karen Lanyon (phải) tại cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT Việt Nam.

Bà Lan Vy cho biết F4F tạo ra mô hình mới  nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa, duy trì cộng đồng và tăng sức mạnh cho chuỗi cung ứng hiện đại.

Một trong những dự án của F4F là làm việc với thợ thủ công có tay nghề truyền thống trong chạm khắc các hoa văn cầu kỳ cho chùa chiền và hướng họ dùng tay nghề của mình tạo ra những đôi giày cao cấp.

Bà Lan Vy chia sẻ: “Nghệ thuật điêu khắc trên gỗ cho hoàng cung và chùa chiền đã bị mai một của Việt Nam được phục hồi qua những đôi giày Rồng. Chúng tôi chuyển tải nghệ thuật điêu khắc trên gỗ tuyệt đẹp từ ngàn xưa của Việt Nam qua lăng kính của những nhãn hàng cao cấp hiện đại”.

“Thêm vào đó, chúng tôi thu thập kim loại quý khai thác từ những món đồ công nghệ cũ như điện thoại, máy tính và máy tính bảng phế liệu, và tạo thành những món nữ trang được chế tác phối hợp cả phương thức cũ và mới”, bà Lan Vy nói thêm.

Tiến sĩ Trần Văn Quyến trình bày về dự án phát triển sản phẩm len của Úc có tên "Out of Vietnam". Tiến sĩ Trần Văn Quyến trình bày về dự án phát triển sản phẩm len của Úc có tên "Out of Vietnam".

Một phương pháp sản xuất mang tính bền vững khác cũng được trình bày tại hội thảo là gia công sản phẩm len.

Chuyên gia tư vấn ngành dệt cho công ty Woolmark Việt Nam Tiến sĩ Trần Văn Quyến đã trình bày về dự án phát triển sản phẩm len lông cừu của Úc có tên Out of Vietnam (Việt Nam trên đường hội nhập). Dự án ra mắt năm 2012 với mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho Việt Nam, đồng thời mở rộng hoạt động sản xuất của Woolmark bằng cách đưa len lông cừu Úc vào dây chuyền sản xuất.

Tiến sĩ nói: “Việt Nam được chọn vì đáp ứng được các tiêu chuẩn trọng yếu như lực lượng đông đảo lao động có tay nghề và ngành gia công dệt may quy mô lớn đã có chỗ đứng trên thị trường”.

"Giày Rồng" do các nghệ nhân từng chạm khắc các đền chùa thực hiện. Nguồn: Fashion4Freedom website. "Giày Rồng" do các nghệ nhân từng chạm khắc các đền chùa thực hiện. Nguồn: Fashion4Freedom website.

Trong giai đoạn đầu, Công ty Woolmark đã chuyển giao công nghệ gia công len cho 49 đối tác.

Một trong những đối tác này là Canifa, nhãn hàng bán lẻ có tiếng với khoảng 75 cửa hàng trên cả nước. Cafina là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ chuẩn quốc tế của Woolmark và hiện đã kinh doanh hàng dệt kim từ len được ba năm tại thị trường trong nước.

Giám đốc Chiến lược thương hiệu của Công ty Thiên Hồng (Việt Nam) Đỗ Sơn Dương là diễn giả thứ ba đem đến cho thính giả hiểu biết về Lãnh Mỹ A, một loại lụa độc đáo của Việt Nam. Ông Dương thảo luận về cách doanh nghiệp của ông kết nối các công ty hàng cao cấp với thợ thủ công địa phương cũng như quy trình sản xuất truyền thống.

Người tham dự hội thảo trải nghiệm Lãnh Mỹ A. Người tham dự hội thảo trải nghiệm Lãnh Mỹ A.

Để biết thêm thông tin về Fashion Colloquia, vui lòng truy cập tại đây.

Hoàng Hà

  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Thời trang
  • Sự kiện

Tin tức liên quan