Từ quốc gia ra thế giới: chuyện từ lớp học Thương mại điện tử xuyên biên giới ở RMIT

Từ quốc gia ra thế giới: chuyện từ lớp học Thương mại điện tử xuyên biên giới ở RMIT

Khi thương mai điện tử trên toàn thế giới vẽ lại bức tranh kinh doanh toàn cầu thì học viên RMIT cũng đang thu nhặt được những công cụ để dẫn dắt nó. Họ lĩnh hội cách để những phát kiến từ Việt Nam tác động đến toàn cầu từ môn học giảng dạy bởi TS. Bidyut Hazarika.

Con đường phía trước - cách đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Khi nền tảng số xóa nhòa những rào cản của bán buôn truyền thống, thương mại điện tử xuyên biên giới đã khai mở cơ hội toàn cầu cho những người Việt làm kinh doanh. Nhưng để thành công trong môi trường này, chỉ tham vọng thôi thì chưa đủ, nó đòi hỏi sự thông thạo về nền tảng số, tư duy chiến lược và cả sự am tường thấu hiểu về thực tế. Tại RMIT, có một môn học trang bị cho học viên đích xác những điều này.

Ở nền kinh tế toàn cầu hiện tại, biên giới vẫn còn phân định trên bản đồ nhưng chúng nhanh chóng biến mất trong lĩnh vực thương mại. Với sự gia tăng của các nền tảng số, thương mại xuyên biên giới đã trở thành một trong những “thế lực” năng động và đột phá trong kinh doanh quốc tế. Tại RMIT Việt Nam, môn học trang bị cho học viên khả năng để đi đầu trong lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ này mang tên Quản lý Thương mại điện tử xuyên biên giới trong kỷ nguyên số.

Góc nhìn toàn cầu từ lớp học

TS. Bidyut Hazarika, giảng viên của môn học, mang đến cả chuyên môn học thuật sâu sắc lẫn tầm nhìn mang tính toàn cầu - những điều được hình thành bởi kinh nghiệm chuyên môn dày dạn từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Với nền tảng chuyên môn trải khắp các lĩnh vực từ digital marketing, công nghệ tài chính, chiến lược thương mại điện tử, từ buổi đầu  TS. Bidyut Hazarika đã nhìn thấy cách mà các doanh nghiệp nhận diện, chèo lái những thử thách thực tế của việc kinh doanh trên môi trường trực tuyến trên toàn cầu.

“Với tôi mà nói, học thuật nối liền hai bờ sáng tạo đổi mới và tác động. Khóa học này là nơi mà chiếc cầu đó trở thành thực tế với học viên,” TS. Bidyut Hazarika bày tỏ. 

Dr Bidyut Hazarika Tiến sĩ Bidyut Hazarika

Từ lý thuyết đến hành động chiến lược

Trong lớp, tư tưởng đó được thực hiện sống động bằng những mô phỏng, những bài toán kinh doanh trong thực tiễn và những phiên thảo luận. Học viên có thể tham gia vào việc tranh biện về đạo đức liên quan đến Trí tuệ nhân tạo trong chuỗi cung ứng vào tuần này và đề xuất chiến lược thanh toán số cho thị trường ở Đông Nam Á vào tuần sau. Một điểm nổi bật mới đây chính là sinh viên phân tích sự tham gia của Grab Việt Nam vào lĩnh vực dịch vụ xuyên biên giới, thiết kế những mô hình dự báo bằng cách ứng dụng AI và tích hợp các phương thức thanh toán địa phương.

Ngoài ra, lớp học còn đón khách mời từ các lĩnh vực logistics, công nghệ tài chính và các nền tảng thương mại điện tử trong khu vực cũng chia sẻ những câu chuyện kinh doanh của họ - qua đó học viên hiểu được lý thuyết có vai trò như thế nào trước áp lực hay những tình huống khó lường.

“Chúng tôi nhìn vào dữ liệu cá nhân, khe hở pháp lý, niềm tin người tiêu dùng. Học viên cần học cách tư duy phản biện và hành động có chiến lược”. TS. Bidyut Hazarika nói. “Họ sẽ ra khỏi lớp học mang theo nhiều hơn cái được gọi là kiến thức. Họ mang theo mình tư duy để dẫn đầu”.

Kinh nghiệm thực, tăng trưởng thực

Môn học cũng đi kèm với yếu tố Học tập kết hợp thực tiễn (WIL), tạo điều kiện cho học viên ứng dụng ngay những gì họ được học vào bối cảnh kinh doanh thực tế hoặc mô phỏng. Đây là lúc mọi thứ được kết nối - khi nguyên tắc dẫn tới quyết định và sự hiểu biết dẫn tới hành động.

Môn học cũng là nơi học viên bắt đầu nhìn được toàn cảnh lẫn cách thức của việc thương mại điện tử thế giới mở ra cơ hội cho doanh nghiệp địa phương.

Chẳng hạn như ở Việt Nam, thương mại xuyên biên giới là một công cụ rất quyền lực đối với doanh nghiệp nhỏ nhắm đến việc tiếp cận thị trường quốc tế mà không cần đến kho hay văn phòng ở nước ngoài. Tiến sĩ Hazarika lưu ý thêm: “Tiếp cận thị trường thế giới không còn ngoài tầm tay nữa.” Với công cụ số đúng đắn, ngay cả một thương hiệu tỉnh lẻ cũng có thể cạnh tranh trên vũ đài quốc tế.

Nhưng điều đó cũng còn tùy vào sự sẵn sàng. Tiến sĩ giải thích “Thành công trong môi trường này đòi hỏi rất nhiều, chỉ tham vọng thôi thì chưa đủ. Nó cần cả sự hiểu biết về số hóa.” Từ những cửa hàng trực tuyến đến logistics trên nền tảng số, môn học trang bị cho học viên kỹ năng cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp - cả lớn lẫn nhỏ - mở rộng quy mô một cách tự tin và bền vững.

Định hình tương lai số của Việt Nam

Bởi lẽ Việt Nam nổi lên như một nền kinh tế năng động trong thương mại toàn cầu, thế hệ tiếp theo của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ lực trong việc định hình hướng đi của quốc gia. Quản lý thương mại điện tử xuyên biến giới trong kỷ nguyên số trao cho học viên công cụ, tư duy và kinh nghiệm thực tiễn để đưa Việt Nam chuyển mình từ một thị trường phát triển nhanh trở thành một cường quốc về thương mại điện tử. Thông qua tư duy phản biện, ứng dụng thực tế và hiểu biết toàn cầu, học viên tốt nghiệp từ chương trình thạc sĩ không chỉ sẵn sàng để ứng phó với những thay đổi mà còn dẫn dắt nó. 

01/07/2025

Tin tức liên quan