Đường đến với ngành chế biến thực phẩm từ chương trình học mới của RMIT Việt Nam

Đường đến với ngành chế biến thực phẩm từ chương trình học mới của RMIT Việt Nam

Ngành Cử nhân Khoa học (Công nghệ thực phẩm và Dinh dưỡng) mà Đại học RMIT Việt Nam vừa giới thiệu kỳ vọng sẽ bổ sung cho thị trường lực lượng lao động giàu kiến thức và kỹ năng đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm của đất nước.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), thực phẩm là một trong những ngành giàu tiềm năng phát triển ở Việt Nam, chiếm hơn 20% doanh thu thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành chế biến và sản xuất hằng năm.

Chỉ trong vòng hai năm từ 2016-2018, ngành chế biến thực phẩm chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ đến 30%, đưa tổng số công ty trong ngành lên gần 10.000. Nhóm năm tỉnh thành hàng đầu nơi hầu hết các công ty chế biến thực phẩm đặt cơ sở là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Phước, Tiền Giang và Long An. Năm tỉnh thành này chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp chế biến thực phẩm cả nước (B&Company Enterprises Data).

Chế biến thực phẩm là một trong những lĩnh vực mà Việt Nam đặt ưu tiên phát triển đến 2025, tầm nhìn đến 2035. Ngành này tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Trong khoảng thời gian từ 2013-2017, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của ngành chế biến thực phẩm tăng bình quân 6,82%/năm (VGP 2018). Và dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chỉ số IIP năm 2020 của ngành này vẫn tăng lên 5,3% so với năm 2019 (GSO 2020), cũng như chất lượng sản phẩm và số lượng doanh nghiệp đều tăng lên.

Cân nhắc đến nhu cầu nhân lực cao cho ngành nghề đang nổi này, Đại học RMIT đã đưa chương trình cử nhân công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng tiếng tăm về Việt Nam.

Được xây dựng dựa trên giáo trình hiện đại vững chắc phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, Cử nhân Khoa học (Công nghệ thực phẩm và Dinh dưỡng) đem đến cho sinh viên bộ kỹ năng mềm và kiến thức phù hợp với ngành để có thể đi tiên phong trong tương lai của ngành thực phẩm cũng như giúp thiết kế nên thực phẩm của tương lai.

Ngành Cử nhân Khoa học (Công nghệ thực phẩm và Dinh dưỡng) mà Đại học RMIT Việt Nam vừa giới thiệu kỳ vọng sẽ bổ sung cho thị trường lực lượng lao động giàu kiến thức và kỹ năng đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm của đất nước. Ngành Cử nhân Khoa học (Công nghệ thực phẩm và Dinh dưỡng) mà Đại học RMIT Việt Nam vừa giới thiệu kỳ vọng sẽ bổ sung cho thị trường lực lượng lao động giàu kiến thức và kỹ năng đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm của đất nước.

Ghi nhận lịch sử lâu dài của các chương trình công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng hiện có trong nước, Trưởng khoa Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Brett Kirk tin rằng chương trình học từ Australia được công nhận toàn cầu và theo chuẩn quốc tế sẽ vẫn đem đến cho sinh viên một lộ trình đầy hứng khởi và khác biệt để vào ngành này, bao hàm cả những kỹ năng để tiến tới khởi nghiệp cũng như gây dựng thương hiệu và doanh nghiệp riêng.

Giáo sư Kirk chia sẻ: “Sinh viên được học về những quy trình tiên tiến biến nguyên liệu thô thành sản phẩm thực phẩm và cách làm thế nào các nhà khoa học có thể cải thiện cả hương vị và dinh dưỡng của thành phẩm cuối cùng. Các môn học cơ bản về hoá học và vi sinh sẽ tạo nền tảng vững chắc để sinh viên bước chân vào ngành công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, bên cạnh những môn học khác về chế biến thực phẩm và dưỡng chất cho con người”.

“Tuỳ vào sở thích chính của mình mà sinh viên có thể chọn một trong hai chuyên ngành chính vào năm 2 – chuyên ngành dinh dưỡng bao hàm sức khoẻ con người, dinh dưỡng và dưỡng chất, trong khi chuyên ngành công nghệ thực phẩm chú trọng đến sản xuất, theo phương cách truyền thống và tương lai, đánh giá cảm quan về thực phẩm, phát triển sản phẩm và đảm bảo chất lượng”, ông cho biết thêm.

Giáo sư Kirk nhấn mạnh rằng bên cạnh phương thức tiếp cận được áp dụng trong toàn trường - học tập tích hợp thực tiễn (WIL), sinh viên của cả hai chuyên ngành này đều sẽ phải làm dự án cuối khoá về “phát triển sản phẩm, học cách đảo ngược thiết kế một sản phẩm thực phẩm hay nghiên cứu mặt bằng thực phẩm hiện tại và phát triển sản phẩm riêng để thoả mãn nhu cầu của ngành”.

“Sinh viên được sử dụng cả phòng thực hành chuyên nghiệp và bếp công nghiệp thông qua đối tác của trường để thực hành sâu rộng trong phòng thí nghiệm”, ông nói.

Với kinh nghiệm thực tiễn có được trong suốt khoá học, sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Khoa học (Công nghệ thực phẩm và Dinh dưỡng) sẽ có khả năng theo đuổi những vị trí đầy triển vọng cả ở Việt Nam lẫn quốc tế. Cụ thể có thể kể đến:

  • Đứng đầu hoặc quản lý một công ty sản xuất thực phẩm và/hoặc nguyên liệu chế biến
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho một công ty chế biến thực phẩm
  • Phát triển những sản phẩm thực phẩm mới lấy dinh dưỡng làm giá trị cốt lõi
  • Làm việc ở bộ phận marketing và bán hàng, thu mua, hoặc chuỗi cung ứng cho một doanh nghiệp thực phẩm hoặc dinh dưỡng
  • Trở thành một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng
  • Phát triển các chương trình quản lý thực phẩm và thực đơn cho doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước

Giáo sư Kirk cho biết sinh viên tốt nghiệp hai chuyên ngành trên đều đủ điều kiện trở thành thành viên của AIFST (Viện Khoa học và Công nghệ thực phẩm Australia), riêng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng còn có thể đăng ký để trở thành chuyên gia dinh dưỡng được công nhận bởi Hiệp hội Dinh dưỡng Australia.

Bài: Hoàng Hà

Tin tức liên quan