Làm thế nào để giải quyết vấn nạn đầu lọc thuốc lá

Làm thế nào để giải quyết vấn nạn đầu lọc thuốc lá

Đường phố bạn đi qua sẽ sớm đầy đầu lọc thuốc lá nhưng không phải từ việc xả rác mà ra.

Phần lớn trong hàng ngàn tỉ đầu lọc thuốc lá được sản xuất hàng năm trên toàn thế giới đều thải ra môi trường và cần rất nhiều thời gian để phân hủy, trong khi đó, lượng hóa chất độc hại lưu giữ trong đầu lọc thuốc lá sẽ ngấm vào kênh rạch, sông ngòi và đại dương.

Hiện một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học RMIT (Melbourne) do Tiến sĩ Abbas Mohajerani dẫn đầu đã chứng minh được rằng hỗn hợp nhựa đường và đầu lọc thuốc lá có thể chịu được tải trọng nặng, đồng thời giảm được tính dẫn nhiệt của vật liệu.

Điều này có nghĩa vật liệu mới không chỉ giải quyết được vấn đề rác thải khổng lồ mà còn hữu ích trong giảm hiệu ứng đảo nhiệt độ đô thị thường xảy ra ở các thành phố.

Tiến sĩ Mohajerani, giảng viên Khoa Kỹ thuật của Đại học RMIT Melbourne, cho biết ông đã dành nhiều năm đi tìm giải pháp cho lượng đầu lọc thuốc lá thải ra ngày càng tăng: “Tôi đã cố gắng nhiều năm để tìm phương pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm đầu lọc thuốc lá một cách bền vững và thực tế”.

Ông giải thích: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi trộn đầu lọc thuốc lá với hắc ín và sáp paraffin để khóa lượng hóa chất tích lũy trong đầu lọc nhằm tránh thẩm thấu vào lớp nhựa đường. Hỗn hợp đầu lọc thuốc lá được trộn với nhựa nóng để tạo mẫu thử. Hỗn hợp đầu lọc thuốc lá được phát triển từ nghiên cứu ngày sẽ là vật liệu xây dựng mới có nhiều ứng dụng khác nhau và là vật liệu tổng hợp siêu nhẹ. Nghiên cứu cho thấy bạn có thể tạo ra vật liệu xây dựng mới đồng thời giải quyết được vấn nạn môi trường khởi nguồn từ lượng rác thải khổng lồ”.

Từ khoảng sáu ngàn tỉ điếu thuốc lá được sản xuất hàng năm, hơn 1,2 triệu tấn đầu lọc thuốc lá bị thải ra môi trường. Đến năm 2015, con số này dự kiến tiếp tục tăng khoảng 50%, chủ yếu do dân số thế giới gia tăng.

Tiến sĩ Abbas Mohajerani Tiến sĩ Abbas Mohajerani

Tiến sĩ nói: “Đầu lọc thuốc lá được thiết kế để hấp thu và giữ lại hàng trăm hóa chất độc hại. Cách duy nhất để kiểm soát lượng hóa chất này hoặc là tạo ra màng bọc hiệu quả bằng cách sản xuất tổ hợp vật liệu nhẹ mới, hoặc đưa vào gạch đất sét chịu lửa”.

Tiến sĩ Mohajerani trở thành nhà nghiên cứu nổi danh trên thế giới vào năm 2016 nhờ nghiên cứu tạo ra gạch từ tái chế đầu lọc thuốc lá.

Dự án là kết quả của năm năm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ đã được xuất bản trên tạp chí học thuật về Vật liệu ngành Công nghiệp xây dựng và Xây dựng. Số của nghiên cứu trên tạp chí là 10.1016/j.conbuildmat.2017.07.091

Bài: Jane Kenrick

Ảnh: Peter Clarke

  • Nghiên cứu
  • Phát triển bền vững

Tin tức liên quan