Nhà nghiên cứu Đại học RMIT bàn về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nhà nghiên cứu Đại học RMIT bàn về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Trong đề cương nghiên cứu tiến sĩ của mình, Tiến sĩ Nguyễn Cường đã dùng thành phố biển Quy Nhơn, Việt Nam, làm ví dụ thực tế để áp dụng cách đánh giá mới với mức độ dễ tổn thương của xã hội do biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Cường giải thích lý do chính ông chọn nghiên cứu này vì chính quyền địa phương ở Việt Nam gặp khó khăn khi đưa ra chính sách hiệu quả nhằm cân nhắc tác động của biến đổi khí hậu lên cộng đồng.

Ông nói: “Chỉ số đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của xã hội do biến đổi khí hậu (SVI - Social Vulnerability Index) đề xuất trong nghiên cứu của tôi là cách hiệu quả để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của xã hội và đề xuất chiến lược thích ứng ở cấp địa phương”.

Tiến sĩ giải thích chỉ số SVI là công cụ để xác định và kiểm soát mức độ dễ tổn thương do biến đổi khí hậu qua thời gian và không gian.

Việc chọn Quy Nhơn – thành phố ven biển đang ngày càng nổi tiếng làm địa điểm nghiên cứu, với ông Cường vô cùng đơn giản.

Ông chia sẻ: “Có nhiều dự án về biến đổi khí hậu đang được thực hiện tại một số khu vực ở Việt Nam như Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng các khu vực khác cũng rất dễ bị ảnh hưởng mà lại không có dự án”.

Tiến sĩ Cường hy vọng nghiên cứu của ông sẽ đem đến lợi ích cho vùng biển còn hoang sơ ở Quy Nhơn, Việt Nam. Tiến sĩ Cường hy vọng nghiên cứu của ông sẽ đem đến lợi ích cho vùng biển còn hoang sơ ở Quy Nhơn, Việt Nam.

Nêu bật tầm quan trọng của Quy Nhơn, trong năm 2015, Ngân hàng Thế giới đã hoàn thành Dự án Cải thiện Vệ sinh môi trường ở các thành phố ven biển, cải thiện hệ thống thoát nước, thu thập nước thải và quản lý rác thải rắn bằng cách chi hơn 4.200 tỉ đồng (190 triệu đô la Mỹ) vào nhà máy tăng cường xử lý hóa chất mới tại thành phố này. Trước đó, do không bảo trì hệ thống hiện có, ngập lụt diễn ra phổ biến.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Cường đã tính toán tỉ lệ của năm huyện tại Quy Nhơn và của cả thành phố nói chung. Kết quả sẽ hình thành nền tảng nhằm đề xuất khung chính sách trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở đây. Với Quy Nhơn, kết quả giúp đưa ra chiến lược ưu tiên quanh việc giảm tác động của xói mòn, bão, lũ và hạn hán.

Ông nói: “Nghiên cứu của tôi cũng đưa ra đề xuất cho các chiến lược ứng phó trên diện rộng, ở cả cấp thành phố và quốc gia, ví dụ như: tăng nhận thức của cộng đồng, chuẩn bị và ứng phó với biến đổi khí hậu dự đoán trong tương lai, và khai thác mặt có lợi của các hiện tượng biến đổi khí hậu”.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Cường đề xuất phương pháp tiếp cận tính dễ tổn thương của xã hội do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của Tiến sĩ Cường đề xuất phương pháp tiếp cận tính dễ tổn thương của xã hội do biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Nguyễn Cường lấy bằng Tiến sĩ tại Phân viện Nghiên cứu Toàn cầu, Đô thị và Xã hội tại Đại học RMIT Melbourne.

Bài: Jon Aspin 

19/06/2017

Chia sẻ

  • Nghiên cứu
  • Phát triển bền vững
  • Cộng đồng

Tin tức liên quan