Văn hóa tranh luận lành mạnh

Văn hóa tranh luận lành mạnh

Chuyên viên Phát triển chương trình kỹ năng học tập UniSTART tại RMIT Việt Nam – ông Joshua Reed đã đóng góp vào một bài viết trên báo Tuổi trẻ về văn hoá tranh luận lành mạnh ở Việt Nam.

Khi được hỏi về văn hoá tranh luận lành mạnh là gì và cách xây dựng lối ứng xử này ở Việt Nam, ông Reed đã nhấn mạnh vào giáo dục.

Ông nói: “Cách để xây dựng văn hoá tranh luận lành mạnh là xây dựng xã hội có học thức. Nếu xã hội được trang bị học thức cao, người dân tự do tìm hiểu và tự đọc. Ví dụ, nếu ai đó không đồng ý hay không tin những gì bạn nói, bạn luôn có thể đề nghị họ tự tìm hiểu bằng cách đọc. Trong một cuộc tranh luận lành mạnh, người ta có thể không đồng ý, nhưng cần thể hiện bằng dữ liệu và chứng cứ”.

Liên hệ đến vai trò của mình ở Phòng Hỗ trợ học thuật, nơi ông xây dựng chương trình học gắn kết chặt chẽ với kiến thức và kỹ năng học nhằm đảm bảo kết quả tốt cho sinh viên, đặc biệt trong học kỳ đầu tiên, ông Reed đề cập đến cách sinh viên nên phản ứng trước những ý kiến trái chiều.

“Tại Phòng Hỗ trợ học thuật ở RMIT Việt Nam, chúng tôi dạy sinh viên nhiều chiến thuật khác nhau. Ví dụ, nếu một người bạn hoặc một sinh viên hỏi tôi về điều gì đó trên Facebook, tôi có thể có cuộc thảo luận dài hay gặp mặt ngoài đời thực để bàn luận về điều đó. Chúng tôi cũng khuyến khích sinh viên tư duy phản biện. Đây là điều các em có thể tập không cần đợi tuổi. Học cách đọc, khích lệ trẻ em hiếu kỳ, đặt câu hỏi, tìm hiểu về những điều các em thích và chia sẻ thông tin là tất cả những cách dạy các bạn sinh viên trẻ tuổi cách dùng đúng từ để giải quyết bất đồng”.

Ông Joshua Reed tin rằng cách để xây dựng văn hóa tranh luận lành mạnh là xây dựng xã hội có học thức. Ông Joshua Reed tin rằng cách để xây dựng văn hóa tranh luận lành mạnh là xây dựng xã hội có học thức.

Khi được phóng viên báo Tuổi trẻ yêu cầu đưa ra bình luận về việc dùng mạng xã hội như một kênh để thể hiện bản thân, ông Reed khẩn thiết các bạn hãy cẩn trọng: “Tương tự như khi các bạn sinh viên trẻ tuổi đưa ra ý kiến khác trong bài viết của mình. Kinh nghiệm cho thấy dù các em không cố tình tỏ ra thô lỗ, nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra. Không thể thấy được nụ cười qua chữ viết, bất đồng dễ dàng bị khơi mào”.

Ông cũng ghi nhận vai trò hiện tại của mạng xã hội lên đời sống chúng ta và giải thích rằng sinh viên nên học cách ứng dụng không chỉ kỹ năng mềm được dạy tại RMIT Việt Nam liên quan đến vấn đề này, mà cả khả năng tư duy phản biện.

Ông giải thích: “Phần thú vị của mạng xã hội là tranh luận với người bất đồng quan điểm với ta, nhưng nếu gặp phải dạng trêu đùa hay bắt nạt trực tuyến, tốt hơn hết là khoá người đó. Điều quan trọng là mọi người biết cách bảo vệ bản thân mình trên mạng”.

Thảo luận sâu hơn, ông giải thích về tầm quan trọng của xác định “sự thật” từ những “tin nhảm câu like”.

Ông nói: “Hiện có nhiều tranh luận quanh ‘tin vịt’ và ‘tin nhảm câu like’. Dù những điều này có vẻ như là một vấn nạn, nhưng mặt tích cực là nó khiến mọi người nghĩ trước khi tin vào tất cả những điều đọc trên mạng. Đây là điều mà tại RMIT chúng tôi quán triệt với sinh viên. Công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò trong cuộc sống chúng ta, vì vậy tại RMIT chúng tôi nghiêm túc thực hiện trọng trách trong dạy sinh viên tôn trọng và ứng xử tốt với người khác dù đó là người ngồi cạnh các em hay trước màn hình máy tính cách đó cả 10 ngàn cây số”.

Vui lòng truy cập trang web báo Tuổi trẻ để đọc toàn bộ bài viết.

Bài: Jon Aspin

Ảnh: Stefan Stefancik

  • Cộng đồng
13/10/2017

Chia sẻ

Tin tức liên quan