Sinh viên ngành Kỹ thuật hướng đến tương lai công nghệ 3D

Sinh viên ngành Kỹ thuật hướng đến tương lai công nghệ 3D

Sinh viên năm hai ngành Kỹ thuật (Điện và Điện tử) Nguyễn Phương Duy muốn đem kỹ thuật in 3D đến với sinh viên Việt Nam ở mọi nơi.

“Ước mơ của tôi là tạo một máy in 3D đủ khả năng tạo ra những vật phức tạp, đồng thời ứng dụng công nghệ này vào các trường trung học và đại học ở Việt Nam”, Duy chia sẻ tại buổi trưng bày các sản phẩm của sinh viên ngành công nghệ và Tuần lễ hướng nghiệp do trường tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn vào tháng 9.

Duy giải thích: “Hiện nay, máy in 3D ở Việt Nam khá đắt vì đây là dịch vụ. Nhưng với phiên bản của mình, tôi có thể đưa ra sản phẩm có chi phí phù hợp với việc học của sinh viên hơn. Ví dụ, mọi thứ tôi dùng để lắp ráp máy in đều có ở Việt Nam nên máy sẽ rẻ hơn nhiều so với những mẫu mã hiện nhập từ nước ngoài về. Những phần không thể tìm thấy, tôi sẽ tự tái sản xuất”.

Máy bay mô hình
Dùng chính máy in do mình lắp ráp để tạo những bộ phận ba chiều từ mẫu thiết kế dùng phần mềm như CAD, Duy và đội thực hiện dự án của bạn đã tạo nên một máy bay điều khiển từ xa (Quadcopter) từ con số 0. Quadcopter của các bạn nhẹ và tự giữ thăng bằng, có khả năng bay dài đến 50 phút và mang được vật nặng đến một ký.

Thách thức ở đây không chỉ là tạo nên một quadcopter, mà là một hệ thống. Dự án thể hiện được điều mà giảng viên ngành Kỹ thuật Đại học RMIT Việt Nam Tiến sĩ Jaideep Chanfran gọi là “vấn đề không giới hạn”, cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực tế và cho phép các bạn ứng dựng kỹ thuật mà không cần biết trước giải pháp sẽ như thế nào.

Sinh viên ngành Kỹ thuật Nguyễn Phương Duy và Trần Hoàng Tuấn hiệu chỉnh máy bay mô hình làm từ máy in 3D tại Tuần lễ Hướng nghiệp và Triển lãm của sinh viên ngành Công nghệ vào tháng 9/2016. Sinh viên ngành Kỹ thuật Nguyễn Phương Duy và Trần Hoàng Tuấn hiệu chỉnh máy bay mô hình làm từ máy in 3D tại Tuần lễ Hướng nghiệp và Triển lãm của sinh viên ngành Công nghệ vào tháng 9/2016.

Duy giải thích: “Mục đích của dự án không phải nhằm tạo ra một quadcopter mà là xây dựng một hệ thống dùng thuật toán đặc biệt để duy trì một điều khác. Trong trường hợp này, đó là bộ điều khiển PID (bộ điều khiển vi tích phân tỉ lệ) cho phép máy bay tự động cảm ứng môi trường xung quanh và hồi đáp dựa vào thông số theo bộ mã chúng tôi đưa ra”.

Khi bộ điều khiển PID mở rộng sẽ cho phép máy móc tự hiệu chuẩn lại, chuyền năng lượng đến bốn cánh quạt khi cần. Trong tương lai, Duy muốn máy móc hoàn toàn tự động và theo hướng dẫn được lập trình sẵn mà không cần sự giám sát của con người.

Quan sát những ứng dụng thực tế trong kiểm soát giao thông và vận chuyển hiệu quả mọi sản phẩm (như Amazon và Domino đã thử nghiệm), Duy, hiện đang thực tập tại National Instruments, rất thích thú với ảnh hưởng của công nghệ này trong tương lai.

Trưởng khoa Công nghệ Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Alex Stojcevski cũng phấn khởi và cho biết đây là bằng chứng rõ ràng về cơ hội Việt Nam có được trong 10 đến 25 năm tới.

Ông nói: “Theo tôi, khi nói về công nghệ thì đây chính là thời của Việt Nam. Dấu hiệu rõ nét nhất là khi các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đặt trụ sở tại đây. Công việc của những sinh viên như Duy thể hiện rõ những ý tưởng Khoa Công nghệ muốn đạt được, đó là tư duy phân tích và đưa lý thuyết vào thực hành”.

Tham dự Ngày trải nghiệm công nghệ vào Chủ Nhật 16/10 và tương tác với các sản phẩm sáng tạo của sinh viên RMIT Việt Nam.

Jon Aspin

  • Kỹ thuật
  • Phát triển nghề nghiệp

Tin tức liên quan