Ngành Công nghệ thông tin Việt Nam bùng nổ

Ngành Công nghệ thông tin Việt Nam bùng nổ

Với bối cảnh khởi nghiệp sôi động và chi phí sinh hoạt thấp tiêu chuẩn cao, không đáng ngạc nhiên khi biết TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là “Thung lũng Silicon đầy tiềm năng tiếp theo”.

Giảng viên Đại học RMIT Việt Nam Tiến sĩ Edouard Amouroux cho biết: “Thị trường Công nghệ thông tin Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mẽ, có lẽ khoảng 10% mỗi năm”.

Tiến sĩ Edouard Amouroux - Giảng viên Đại học RMIT Việt Nam và Trưởng chương trình Công nghệ thông tin tại Khoa Công nghệ Đại học RMIT Việt Nam. Tiến sĩ Edouard Amouroux - Giảng viên Đại học RMIT Việt Nam và Trưởng chương trình Công nghệ thông tin tại Khoa Công nghệ Đại học RMIT Việt Nam.

Nhận định của ông được củng cố qua dữ liệu trên kênh thống kê statista.com. Kênh này dự đoán lượng người dùng internet trên khắp Việt Nam sẽ tăng từ con số hiện tại 44 triệu (khoảng 50% dân số) lên khoảng 55 triệu vào năm 2018.

Với chi phí sinh hoạt cần thiết thấp và tiêu chuẩn sống cao, Việt Nam không phải nói lời tạm biệt làn sóng “dân di cư công nghệ” – những người đã xem đây là quê hương trong ít nhất năm năm qua.

Chuyển biến sắp tới

Tuy nhiên, thay đổi mà Tiến sĩ Amouroux quan tâm là việc Việt Nam từ một thị trường chủ yếu làm gia công chuyển thành một trung tâm sáng tạo và tập trung vào sản phẩm.

Ý tưởng này không chỉ được Giám đốc điều hành của Google Sundar Pichai chia sẻ trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 12 vừa qua. Ghi nhận sự chuyển đổi đồng thời kêu gọi bền chí, ông cho biết Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của Google. 

Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho biết Việt Nam sẽ là một trong những thị trường quan trọng nhất của Google (Nguồn hình ảnh: BBC News) Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho biết Việt Nam sẽ là một trong những thị trường quan trọng nhất của Google (Nguồn hình ảnh: BBC News)

Lời của ông chủ Google về bền chí thật chí lý khi truyền thống khởi nghiệp ở Việt Nam vốn ít chú trọng vào khách hàng.

Tiến sĩ Amouroux chia sẻ đã đến lúc chuyên gia công nghệ thông tin từ bỏ lối suy nghĩ “làm cho xong việc” và tập trung tạo ra giải pháp cho phép cải thiện tương lai và mang lại những trải nghiệm độc đáo. Ông nói: “Theo truyền thống, người Việt Nam rất giỏi về kỹ thuật. Ở đây có rất nhiều lập trình viên có thể viết nhiều code trong thời gian ngắn. Tuy nhiên họ lại chưa quan tâm đến sản phẩm cuối cùng và người dùng”.

Quyền sở hữu

Dựa trên năng khiếu cũng như tinh thần sẵn sàng đeo đuổi đam mê và nỗ lực của các bạn trẻ mà ông chứng kiến trong quá trình dạy chương trình lập trình full-stack (*) tại Khoa Công nghệ Đại học RMIT Việt Nam, Tiến sĩ Amouroux tin rằng Việt Nam đang ở vị thế tốt dù có những thách thức riêng.

Ông cho biết một trong những thách thức này đơn giản là quyền sở hữu. Quan trọng là giữ cho người viết ứng dụng gắn kết với giải pháp mà họ đang tạo ra. Nếu bạn có thể gắn kết người tài, trong thị trường mà hiện họ có thể đòi mức lương cao hơn 25-30% so với ba năm trước đây, bạn có khả năng giữ được người tốt nhất”.

Thêm vào đó, ngày càng nhiều công ty quốc tế đưa cơ sở sản xuất đến Việt Nam, điều này có nghĩa những ai giỏi kỹ thuật và tiếng Anh sẽ có nhiều cơ hội tốt trước mắt”.

Để đọc bài viết trên BBC liên quan đến chủ đề Việt Nam trở thành Thung lũng Silicon tiếp theo, hãy truy cập vào đây.

Jon Aspin

(*) Lập trình viên full-stack có khả năng lập trình cả back-end và front-end.

  • Kỹ thuật
  • Nghiên cứu

Tin tức liên quan