Xây dựng đội ngũ lãnh đạo linh hoạt cho Việt Nam

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo linh hoạt cho Việt Nam

Với tốc độ phát triển chóng mặt ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề (cả trong nước và đa quốc gia), nhu cầu cần có lực lượng nhân sự vừa cứng vừa có năng lực hơn ngày càng tăng mạnh.

Các chuyên gia nghiên cứu từ RMIT Việt Nam đã đề cập đến vấn đề nhức nhối này tại Việt Nam và chỉ ra những gì lực lượng quản lý cấp cao cần theo đuổi để có thể trở thành những lãnh đạo thực sự.

Tiến sĩ Seng Kok, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị nguồn nhân lực và chương trình Khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam, cho biết cần huấn luyện lượng lớn nhân lực cấp quản lý để đối phó với việc thiếu hụt nguồn nhân lực. Tiến sĩ Seng Kok, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị nguồn nhân lực và chương trình Khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam, cho biết cần huấn luyện lượng lớn nhân lực cấp quản lý để đối phó với việc thiếu hụt nguồn nhân lực.

Biến quản lý thành lãnh đạo thực thụ

Theo Tiến sĩ Seng Kok, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị nguồn nhân lực và chương trình Khởi nghiệp tại RMIT Việt Nam, thiếu hụt nhân lực cấp quản lý có nghề đang tạo ra rào cản vô hình ngăn doanh nghiệp Việt nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. 

Điều này ảnh hưởng đến năng lực của doanh nghiệp trong việc duy trì sự linh hoạt cũng như nâng cao thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. 

“Nhu cầu phát triển nhân lực quản trị có chất lượng và tài giỏi ngày càng tăng cao hòng biến lực lượng quản lý cấp trung thành lãnh đạo tiềm năng trong tương lai”, Tiến sĩ Kok nhận định.

Ông lưu ý rằng sẽ mất nhiều năm để khoả lấp được khoản thiết hụt lao động tay nghề cao và cấp quản lý. 

“Xây dựng năng lực luôn là mục tiêu lâu dài nhưng điều quan trọng là cần cân nhắc lên kế hoạch kế nhiệm, rèn luyện tính bền bỉ và chuyển giao tri thức, để cơ bản phát triển được lực lượng lao động không chỉ nâng cao tay nghề cao mà còn có thể phát triển lên từ nền tảng mà thế hệ đi trước để lại”.

Theo Tiến sĩ Kok, bước đầu tiên cần làm để đáp lại việc thiết hụt nhân sự là đẩy mạnh đào tạo nghề và kết nối các cơ sở giáo dục với nhu cầu của thị trường.

“Vẫn cần một số năm nữa thì quá trình xây dựng nguồn nhân lực mới thực sự “đơm hoa kết trái” để đáp ứng được số lượng và chất lượng cần có nhưng Việt Nam đang ở vị thế hoàn hảo để theo đuổi hành trình này”, ông nói.

Điều này không chỉ đem đến cơ hội thu hẹp khoảng thiết hụt kỹ năng và xây dựng đội ngũ quản lý của tương lai, mà còn là cơ hội rõ ràng để bồi đắp và nuôi dưỡng lực lượng lãnh đạo tương lai. 

“Cấp quản lý giàu tiềm năng trở thành lãnh đạo là những người có động lực, uy tín và có thể bồi dưỡng được thế hệ nhân viên mới có tay nghề, năng động và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp”.

Việc tăng cường sử dụng công nghệ trong ngành nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược hơn trong tuyển dụng, huấn luyện và nhận diện nhân sự có tay nghề, đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.

“Nhờ áp dụng công nghệ để xem xét năng lực và khối lượng công việc, những khoản thiếu hụt về nhân sự có thể được dự báo trước và xử lý kịp thời thông qua đào tạo hoặc tuyển dụng theo mục tiêu rõ ràng”, Tiến sĩ Kok nhận xét. “Yêu cầu về mối quan hệ mật thiết hơn giữa ngành nghề và đào tạo cũng tăng cao, để từ đó có thể phối hợp xây dựng chương trình hoặc huấn luyện không chỉ trong phạm vi chương trình học mà giảng dạy kỹ năng thực tế cần có nơi làm việc”.

RMIT Vietnam’s academics addressed burning questions about the management level workforce in Vietnam and what these senior managers should embrace to truly become leaders. Giảng viên cấp cao ngành Quản trị nguồn nhân lực Tiến sĩ Anantha Raj A. Arokiasamy cho biết lãnh đạo cấp cao ngày nay cần có tư duy chiến lược, khả năng đánh giá dựa trên cơ sở thông tin và tầm nhìn toàn cầu về những gì có thể làm được.

Mở rộng tư duy của cấp quản lý để tạo ra đội ngũ lãnh đạo

Trong những năm gần đây, một vài nghiên cứu về các ngành nghề có quy mô lớn cho thấy hơn 50% lãnh đạo cấp cao tin rằng nỗ lực phát triển nhân tài của họ không đủ để xây dựng bộ kỹ năng quan trọng cần có giúp lực lượng quản lý cấp cao nhất có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. 

Tiến sĩ Anantha Raj A. Arokiasamy, giảng viên cấp cao ngành Quản trị Nguồn nhân lực tại RMIT Việt Nam, cho biết cấp quản lý ngày nay “thường xuyên phải đối mặt với thách thức và phải đưa ra những quyết định nằm ngoài những gì học được từ trường lớp”.

“Việc này đòi hỏi cấp quản lý phải có tư duy chiến lược, khả năng đánh giá dựa trên cơ sở thông tin và tầm nhìn toàn cầu về những gì có thể làm được. Nhiều công ty tân tiến nhận ra rằng thành công về lâu dài cần những người đứng đầu có tầm lãnh đạo bao quát có thể giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm đứng vững trên đấu trường kinh doanh đầy cạnh tranh”, Tiến sĩ Arokiasamy nói. 

“Trong những thời điểm đầy biến động, chỉ những ai có mục tiêu to lớn và tầm nhìn truyền cảm hứng, có thể truyền đạt những điều này một cách thuyết phục và huy động được nhân viên cũng như các nguồn lực, sẽ đạt được những thành quả hết sức vĩ đại”.

Tiến sĩ Arokiasamy còn nhắn nhủ những quản lý cấp cao có tham vọng trở thành những lãnh đạo linh hoạt rằng, “nếu bạn muốn đạt được thành tựu vượt bậc, bạn cần có phương pháp hiệu quả và công cụ lãnh đạo thực tiễn. Đặt đúng mục tiêu, dẫn dắt nhân viên thành công, thu phục được đối tác, huy động tốt nguồn lực và đưa ra quyết định đúng, tất cả đều cần kiến thức và năng lực, có ý thức trách nhiệm và cam kết thực hiện. Hãy sẵn sàng hiểu biết sâu về những thay đổi nhỏ nhất trong môi trường kinh doanh và tìm ra hướng đi mới để thích nghi nhanh chóng”.

RMIT Vietnam’s academics addressed burning questions about the management level workforce in Vietnam and what these senior managers should embrace to truly become leaders. Các chương trình lãnh đạo và quản trị của RMIT giúp cấp quản lý mở rộng kiến thức vận hành kinh doanh trên thị trường toàn cầu để có thể đưa ra những quyết định dựa trên cơ sở thông tin.

Vậy thì doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận như thế nào với thách thức trong việc xây dựng đội ngũ có tầm ảnh hưởng tốt, những người có thể đóng góp vào thành công của tổ chức ở quy mô lớn hơn và cấp độ cao hơn? 

Tiến sĩ Arokiasamy đã dùng các chương trình lãnh đạo và quản trị tại RMIT Việt Nam làm ví dụ.

“Những chương trình này bao hàm các chiến thuật và chiến lược kinh doanh quốc tế chú trọng vào lý thuyết”, ông cho biết. “Điều này giúp lãnh đạo cấp cao đưa ra những quyết định trên cơ sở thông tin ở mọi cấp bậc, bằng cách mở rộng hiểu biết về cách thức vận hành kinh doanh trên thị trường toàn cầu. Những kiến thức và cập nhật quý báu này sẽ giúp kiến tạo văn hoá linh hoạt theo hướng chuyển đổi số và thực hiện những chiến lược đổi mới sáng tạo đột phá”.

Tiến sĩ Arokiasamy nhấn mạnh rằng qua chương trình giáo dục truyền thống, chương trình cố vấn, việc mở rộng mạng lưới giao lưu kết nối, các nguồn tư liệu trực tuyến, thực tập và làm việc nhóm trực tuyến, “sinh viên tốt nghiệp các chương trình quản trị và lãnh đạo tại RMIT sẽ có thể đương đầu với khó khăn nơi làm việc bằng tư duy đổi mới sáng tạo và toàn cầu…, đồng thời hiểu cũng như đánh giá được hệ quả của các quyết định mà tổ chức đưa ra với lực lượng lao động cũng như xã hội nói chung”.

Bài: Hoàng Hà

  • Quản trị Nguồn Nhân lực
  • Quan hệ doanh nghiệp
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Nghiên cứu
  • Sau Đại học

Tin tức liên quan