Cựu sinh viên RMIT sẵn sàng khởi nghiệp

Cựu sinh viên RMIT sẵn sàng khởi nghiệp

Sinh viên RMIT Việt Nam, dù tốt nghiệp ngành nào chăng nữa, cũng có được những kỹ năng và hiểu biết cần thiết để khởi nghiệp.

Dưới đây là một số cựu sinh viên biết biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong ngành cách nhiệt

news-graduates-showcase-entrepreneurial-readiness

Ông Phạm Tuân, là người sáng lập và Giám đốc của Công Bằng Corporation, đã gặt hái thành công trong lĩnh vực sản phẩm cách nhiệt trước khi trở lại giảng đường đại học. Và với ông, việc trở lại trường là cơ hội để phát triển công ty hơn nữa.

Ông đăng ký học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Cấp quản lý) (EMBA) tại RMIT Việt Nam để bồi đắp kiến thức, đồng thời giúp công ty của ông duy trì vị thế cạnh tranh và mở rộng ra khu vực.

Kể từ khi thành lập vào mười năm trước, Công Bằng đi từ chỗ là nhà cung cấp sản phẩm cách nhiệt cho những công trình xây dựng như các khách sạn hạng sang, bệnh viện, các trung tâm dữ liệu, đến chỗ cung cấp sản phẩm cho các chuỗi cung ứng toàn cầu cho các nhãn hàng tiêu dùng như Nike, Sunday Afternoons, Armstrong và Omron.

Tốt nghiệp EMBA năm 2017, ông Tuấn chia sẻ rằng việc học ảnh hưởng lên công việc kinh doanh của ông rất nhiều.

Ông nói: “Tôi có thể đưa kiến thức học được từ chương trình EMBA vào công việc kinh doanh. Các môn Tư duy thiết kế và Lãnh đạo rất quan trọng. Bạn có thể thấy được ảnh hưởng của việc học lên thu nhập của chúng tôi. So với trước khi học tại RMIT, tổng doanh thu của chúng tôi đã tăng gấp đôi”.

Xây dựng thị trường trực tuyến

news-graduates-showcase-entrepreneurial-readiness

Nguyễn Bùi Ngọc Diệp tốt nghiệp Cử nhân Thương mại năm 2008 nhưng đến khi lập gia đình cô mới theo con đường khởi nghiệp.

Cô Diệp đồng sáng lập Freelensia - trang web cho những người làm phiên dịch.

Cô Diệp giải thích rằng ở Việt Nam, có những công ty cung cấp dịch vụ phiên dịch như không có nơi nào làm kênh trung gian để người mua – các công ty cần dịch vụ dịch thuật cho những sự kiện ngắn ngày – giao dịch với người bán, hay những phiên dịch viên.

“Cũng như Airbnb cho người làm công tác phiên dịch”, cô giải thích. “Freelensia cho phép công ty và phiên dịch viên giao dịch trực tiếp với nhau”.

Freelensia ra mắt năm 2017 và đã có 1000 thành viên, trong đó có những phiên dịch viên từ Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản.

Tìm thị trường ngách trong giáo dục

news-graduates-showcase-entrepreneurial-readiness

Trần Vũ Mai Hoàng, thuộc lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Cử nhân Thương mại tại cơ sở Hà Nội, quyết định mở trường mầm non Montessori khi không thể tìm được một ngôi trường dạng này đúng ý mình khi đi tìm trường cho con.

Ra mắt năm 2016, hệ thống Trường Mầm non Casa dei Bambini Montessori hiện có tới ba cở sở ở Hà Nội.

Trường của cô Hoàng chủ yếu nhắm vào học sinh người Việt nên đã kiến tạo môi trường học tập song ngữ thực sự áp dụng phương pháp giáo dục Montessori.

“Sứ mệnh của chúng tôi là đưa phương pháp Montessori đến với mọi trẻ em và gia đình ở Việt Nam”, cô Hoàng chia sẻ. “Điều tuyệt vời của phương pháp này là trong lớp học Montessori, học sinh có thể tự sáng tạo cách học, còn giáo viên đưa ra các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để hướng dẫn các em”.

***

Xem thêm chia sẻ về khởi nghiệp của các cựu sinh viên RMIT khác, trong đó có ông Tuân, cô Diệp và cô Hoàng.

  • Bệ phóng khởi nghiệp
  • Phát triển nghề nghiệp

Tin tức liên quan